Thứ Năm, 09/06/2022 13:36

Mỹ giảm nhập khẩu trong tháng 4

Mỹ ghi nhận nhập khẩu giảm mạnh trong tháng 4/2022 khi nhu cầu với hàng hóa và nguyên vật liệu nước ngoài suy yếu. Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo giá cao và tăng trưởng giảm tốc sẽ tác động tới thương mại trong năm nay.

Tháng 4/2022, thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ của Mỹ đã giảm 19.1% so với tháng trước, xuống mức 87.7 tỷ USD (đã điều chỉnh tính mùa vụ), Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong ngày 07/06. Con số này thấp hơn mức kỷ lục 107.7 tỷ USD của tháng 3.

Kim ngạch nhập khẩu của Mỹ giảm 3.4% so với tháng trước, xuống 339.7 tỷ USD, qua đó ghi nhận tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 7/2021. Điều này là do Mỹ giảm nhập kim loại thành phẩm, máy tính, quần áo, sản phẩm hộ gia đình, đồ chơi và dược phẩm. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng 3.5% lên 252.6 tỷ USD.

Đà giảm tốc của kinh tế trong bối cảnh xuất hiện gián đoạn chuỗi cung ứng và cuộc chiến Nga-Ukraine nhiều khả năng sẽ tác động tới thương mại quốc tế trong vài tháng tới. Trước đó, WB hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 xuống 2.9%, thấp hơn nhiều so với dự báo 4.1% hồi tháng 1.

Động thái hạ dự báo được đưa ra khi cuộc chiến ở Ukraine gây gián đoạn tới hoạt động kinh tế, đầu tư và thương mại, đồng thời nhu cầu suy giảm và các Chính phủ rút lại các hỗ trợ tài khóa lẫn tiền tệ, WB cho biết.

David Malpass, Chủ tịch WB, cho biết nhiều quốc gia khó thoát syu thoái khi cuộc chiến ở Ukraine, phong tỏa ở Trung Quốc và gián đoạn chuỗi cung ứng làm gia tăng rủi ro lạm phát đình đốn (stagflation).

Đợt giảm nhập khẩu của Mỹ đánh dấu sự đảo chiều so với những tháng gần đây, khi các doanh nghiệp quyết liệt tăng cường tích trữ hàng tồn kho để tránh gián đoạn chuỗi cung ứng. Điều này còn diễn ra khi thị trường hàng hóa xuất hiện tín hiệu hạ nhiệt. Trong khi đó, nhu cầu hàng hóa và dịch vụ vẫn còn cao trong tháng 4/2022, bất chấp lạm phát cao tại Mỹ.

Mặc dù người tiêu dùng toàn cầu vẫn còn lượng tiền tiết kiệm dồi dào, nhưng việc không còn hỗ trợ tài khóa từ Chính phủ và lãi suất ngày càng tăng đang tác động tới thu nhập khả dụng của họ.

Các ông lớn bán lẻ Mỹ như Walmart và Target đang nắm giữ 45 tỷ USD hàng tồn kho, tăng 26% so với cùng kỳ, sau khi tăng cường tích trữ để đối phó với tình trạng gián đoạn cung ứng. Điều này có nghĩa họ không có áp lực phải đặt đơn hàng mới.

Khi người tiêu dùng Mỹ chuyển chi tiêu từ hàng hóa sang dịch vụ như đi du lịch và ăn ngoài, các nhà bán lẻ nhiều khả năng sẽ bị mắc kẹt với lượng hàng tồn kho quá lớn. Hai tuần sau khi công bố báo cáo lợi nhuận thấp hơn dự báo, Target cho biết sẽ hạ dự báo lợi nhuận năm 2022 khi họ hủy các đơn đặt hàng hoặc bán rẻ để giảm tồn kho.

Vũ Hạo (Theo WSJ)

FILI

Các tin tức khác

>   “Giá dầu đang là nỗi ám ảnh của Fed” (09/06/2022)

>   Đâu là thành phố đắt đỏ nhất thế giới? (09/06/2022)

>   Cổ vật và những kẻ “săn mồi” trên toàn cầu (01/06/2022)

>   Xuất khẩu Trung Quốc chững lại khi các nước thắt chặt chi tiêu (08/06/2022)

>   Ngân hàng Thế giới cảnh báo về bóng ma lạm phát đình đốn của thập niên 70 (08/06/2022)

>   Mỹ dự kiến ​​lạm phát vẫn cao và kéo dài (08/06/2022)

>   Các nước nghèo điêu đứng vì cú sốc giá dầu (08/06/2022)

>   NHTW Australia bất ngờ nâng lãi suất 50 điểm cơ bản (07/06/2022)

>   Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng, tăng cường nhập tấm pin mặt trời từ Đông Nam Á (07/06/2022)

>   Tín hiệu đáng ngại về nền kinh tế Anh (07/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật