Thứ Tư, 08/06/2022 09:32

Ngân hàng Thế giới cảnh báo về bóng ma lạm phát đình đốn của thập niên 70

Ngày 07/06, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, đồng thời cảnh báo nhiều quốc gia có thể rơi vào suy thoái khi nền kinh tế nước họ rơi vào tình trạng lạm phát đình đốn (stagflation) giống như thời thập niên 70.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu, Ngân hàng Thế giới đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống còn 2.9%, giảm 1.2 điểm phần trăm so với dự báo 4.1% hồi tháng 1/2022.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo quanh mức đó trong giai đoạn 2023-2024, trong khi lạm phát vẫn dao động trên mức mục tiêu ở hầu hết nền kinh tế vì rủi ro lạm phát đình đốn, trích từ báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu.

Cuộc chiến Nga-Ukraine và đà tăng giá hàng hóa kéo theo đó đã giáng đòn vào một nền kinh tế vốn đã suy yếu vì đại dịch Covid-19. Ngân hàng Thế giới cho rằng nền kinh tế toàn cầu giờ sắp bước vào “giai đoạn tăng trưởng yếu và lạm phát cao kéo dài”.

“Cuộc chiến tại Ukraine, phong tỏa ở Trung Quốc, gián đoạn chuỗi cung ứng và rủi ro lạm phát đình đốn đang cản trở tăng trưởng. Nhiều quốc gia sẽ khó mà tránh khỏi suy thoái”, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass cho biết.

Tăng trưởng ở các nước phát triển được dự báo giảm mạnh xuống 2.6% trong năm 2022, từ mức 5.1% của năm 2021. Thậm chí, mức tăng trưởng này sẽ còn giảm xuống 2.2% trong năm 2023, trích từ báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu.

Trong khi đó, tăng trưởng ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển được dự báo giảm xuống 3.4% trong năm 2022, từ mức 6.6% của năm 2021. Con số này thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình hàng năm 4.8% trong giai đoạn 2011-2019.

Giữa bối cảnh lạm phát tiếp tục leo thang, các NHTW buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ và nâng lãi suất để ngăn chặn đà tăng.

Lạm phát đình đốn thời thập niên 70

Lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng yếu tại thời điểm này có nhiều điểm tương đồng với thập niên 70. Đây là giai đoạn lạm phát đình đốn diễn ra khá căng thẳng, đòi hỏi các đợt nâng lãi suất mạnh tay ở các nước phát triển, châm ngòi cho hàng loạt cuộc khủng hoảng kinh tế ở nhiều thị trường mới nổi và các nước đang phát triển.

So sánh giữa tình hình hiện nay và 50 năm về trước, Ngân hàng Thế giới cho rằng có điểm tương đồng rõ ràng giữa hai thời kỳ này. Đó là sự gián đoạn nguồn cung, triển vọng tăng trưởng suy yếu và những tác động mà các nền kinh tế mới nổi phải đối mặt trong quá trình thắt chặt tiền tệ.

Dĩ nhiên, Ngân hàng Thế giới thừa nhận vẫn có nhiều khác biệt, như sức mạnh của đồng USD, giá dầu nhìn chung thấp hơn và bảng cân đối kế toán tại các định chế tài chính lớn vẫn mạnh.

Để giảm khả năng lịch sử lặp lại, Ngân hàng Thế giới hối thúc các nhà hoạch định chính sách phối hợp hỗ trợ cho Ukraine, ngăn chặn đà tăng của giá dầu và thực phẩm, đồng thời giảm nợ cho các nền kinh tế đang phát triển.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Mỹ dự kiến ​​lạm phát vẫn cao và kéo dài (08/06/2022)

>   Các nước nghèo điêu đứng vì cú sốc giá dầu (08/06/2022)

>   NHTW Australia bất ngờ nâng lãi suất 50 điểm cơ bản (07/06/2022)

>   Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng, tăng cường nhập tấm pin mặt trời từ Đông Nam Á (07/06/2022)

>   Tín hiệu đáng ngại về nền kinh tế Anh (07/06/2022)

>   Khủng hoảng vật giá leo thang trên toàn thế giới (07/06/2022)

>   Ảnh hưởng kinh tế của Nhật Bản ở Đông Nam Á đang giảm? (07/06/2022)

>   Mỹ cân nhắc gỡ bỏ một phần thuế quan với hàng hóa Trung Quốc (06/06/2022)

>   Những báo động đỏ của nền kinh tế Mỹ (06/06/2022)

>   Elon Musk cảnh báo nhân sự của Tesla (05/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật