Thứ Tư, 01/06/2022 20:00

Cổ vật và những kẻ “săn mồi” trên toàn cầu

Việc cựu giám đốc bảo tàng Louvre bị buộc tội trong một cuộc điều tra buôn bán cổ vật đã khiến mọi người chú ý hơn đến một vấn đề tội phạm xuyên quốc gia rất lớn mà được cho là rất khó loại bỏ.

Vincent Michel, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Poitiers, Pháp, cho biết những khu mộ cổ trên khắp thế giới ngày càng trở thành “các siêu thị ngoài trời” cho tất cả mọi người, từ những tên trộm vặt đến các băng tội phạm có tổ chức.

Ông mô tả một “dây chuyền phức tạp” trải dài từ các địa điểm ở những quốc gia thường có xung đột như Iraq, Syria, Libya và nhiều nơi khác trên thế giới, qua các quốc gia trung chuyển đến các nhà đấu giá và nhà sưu tập tư nhân ở châu Âu, Mỹ, và ngày càng có dấu hiệu gia tăng ở châu Á và vùng Vịnh.

Ông Michel cho biết đây là một hoạt động buôn bán bất hợp pháp “phục vụ mafia, những kẻ buôn bán ma túy và các nhóm khủng bố, bằng cách lạm dụng danh nghĩa nhà sưu tập và bảo tàng mà không bị trừng phạt thích đáng”.

Cựu Giám đốc bảo tàng Louvre ở Paris, Jean-Luc Martinez, đã bị buộc tội vào tuần trước vì mua một tấm bia đá granit màu hồng có vẽ hình pharaoh Tutankhamun và 4 tác phẩm lịch sử khác với giá 8 triệu Euro (8.5 triệu USD) cho chi nhánh của Louvre ở Abu Dhabi.

Martinez bị cáo buộc là đã bỏ qua các quy định để làm giả giấy chứng nhận xuất xứ cho các tác phẩm trên, một vụ lừa đảo được cho là có liên quan đến một số chuyên gia nghệ thuật khác, theo tuần báo điều tra Canard Enchaine của Pháp.

Theo Michel, những cáo buộc như vậy không còn là chuyện hiếm trong thế giới nghệ thuật, lĩnh vực mà giá trị của những món cổ vật bị “cướp đoạt” có thể lên tới hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm triệu Euro mỗi năm.

Ông đào tạo cảnh sát, thẩm phán và quan chức hải quan để giúp chống lại kiểu buôn bán trên nhưng nguồn lực trong lĩnh vực này vốn rất hạn chế, nên ông đã kêu gọi cộng đồng cần có nhận thức sâu sắc hơn và các ngành cần phối hợp chặt chẽ hơn trong cuộc chiến này.

“Tội phạm xuyên quốc gia dạng này nuôi sống cả một nền kinh tế săn mồi, phá hoại an ninh quốc gia của chúng ta. Đây cũng là một cuộc tấn công không thể đảo ngược được đối với di sản vì một khi bị cướp đi, đưa ra khỏi bối cảnh của nó thì cổ vật sẽ mất hết giá trị khoa học”, ông nói.

Đại dịch Covid-19 chỉ làm cho thách thức này trở nên khó khăn hơn. Các nhà chức trách Ai Cập cho biết số vụ đào trộm đã tăng đột biến trong những năm gần đây, lên 8,960 vụ vào năm 2020.

Những kẻ đào trộm sử dụng máy dò kim loại để săn vàng, bạc và đồ đồng, thường được lưu giữ trong tình trạng hoàn hảo trong các lăng mộ nhờ khí hậu khô hạn. Tuy nhiên, không chỉ các nước nghèo mới phải đối mặt với vấn đề này.

Xavier Delestre, người làm việc cho cơ quan văn hóa khu vực có trụ sở tại Marseilles, cho biết tại các địa điểm khảo cổ của Pháp nạn đào trộm cũng gia tăng.

Ông cho biết những món đồ có giá trị cao thường được rửa tiền thông qua các địa điểm cất giữ có mức thuế rất thấp và sự giám sát tối thiểu như Geneva, Luxembourg và Singapore.

Các món đồ có giá trị thấp hơn đã xuất hiện trên mạng xã hội và những cửa hàng trực tuyến.

Ông Michel cho biết những kẻ làm giả “vô cùng tài tình” trong việc che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của các món hàng, bằng cách tạo ra các tài liệu với sự pha trộn cẩn thận giữa thông tin thật và giả, ngụy tạo giấy phép xuất khẩu hoặc hóa đơn mua hàng - thậm chí cả chứng chỉ của UNESCO.

Sau khi được đưa trở lại thị trường hợp pháp, một món đồ bị “cướp” gần như không thể bị phát hiện, ông nói thêm.

Những vụ buôn bán qua Internet thậm chí còn khiến các quan chức thực thi pháp luật khó truy tìm tội phạm và xử lý vấn đề này hơn.

Một báo cáo năm 2019 của ATHAR, tổ chức chống buôn lậu của Mỹ, đã theo dõi 95 nhóm Facebook nói tiếng Ả-rập chuyên buôn bán cổ vật, với tổng số thành viên gần hai triệu.

“Facebook cung cấp một bộ công cụ kỹ thuật số thực sự cho những kẻ buôn lậu sử dụng, bao gồm việc tải ảnh và video lên, phát trực tiếp, chức năng 'Stories' tự biến mất, cơ chế thanh toán và nhắn tin được mã hóa”, báo cáo cho biết.

Nhã Thanh (Theo IBTimes)

FILI

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu Trung Quốc chững lại khi các nước thắt chặt chi tiêu (08/06/2022)

>   Ngân hàng Thế giới cảnh báo về bóng ma lạm phát đình đốn của thập niên 70 (08/06/2022)

>   Mỹ dự kiến ​​lạm phát vẫn cao và kéo dài (08/06/2022)

>   Các nước nghèo điêu đứng vì cú sốc giá dầu (08/06/2022)

>   NHTW Australia bất ngờ nâng lãi suất 50 điểm cơ bản (07/06/2022)

>   Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng, tăng cường nhập tấm pin mặt trời từ Đông Nam Á (07/06/2022)

>   Tín hiệu đáng ngại về nền kinh tế Anh (07/06/2022)

>   Khủng hoảng vật giá leo thang trên toàn thế giới (07/06/2022)

>   Ảnh hưởng kinh tế của Nhật Bản ở Đông Nam Á đang giảm? (07/06/2022)

>   Mỹ cân nhắc gỡ bỏ một phần thuế quan với hàng hóa Trung Quốc (06/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật