Thứ Tư, 01/06/2022 15:24

ĐBQH kiến nghị xử lý nghiêm các vi phạm trên thị trường bất động sản vào thị trường chứng khoán

Đại biểu Trần Văn Tiến- Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị Chính phủ tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội; chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trên thị trường bất động sản vào thị trường chứng khoán.

Đại biểu Trần Văn Tiến- Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc

Tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, sáng ngày 01/6/2022, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2021; Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Bày tỏ đồng tình và đánh giá cao kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022, đại biểu Trần Văn Tiến cho biết, nhờ các chính sách tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho doanh nghiệp và người dân,  tình hình kinh tế, xã hội có dấu hiệu phục hồi phát triển, tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, như số chỉ tiêu kinh tế xã hội không đạt yêu cầu.

Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đại biểu Trần Văn Tiến đề nghị Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc và đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp tập trung thời gian tới, đảm bảo đạt mục tiêu về tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước.

Cùng với đó, đại biểu cho rằng cần có biện pháp cụ thể điều chỉnh giá vật tư, vật liệu… để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, bởi giá xăng dầu tăng cao kéo theo giá vật tư, vật liệu tăng đột biến dẫn đến tình trạng nhiều dự án, công trình sẽ bị giãn tiến độ hoặc ngừng thi công. Đại biểu cũng cho rằng cần có giải pháp kiềm chế tăng giá xăng, dầu ở mức thấp nhất có thể nhằm hạn chế tác động xấu đến phát triển kinh tế và đời sống của người dân.

Ngoài ra, đại biểu kiến nghị Chính phủ tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội; chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trên thị trường bất động sản vào thị trường chứng khoán.

Làm rõ nguyên nhân cốt lõi việc cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước không đạt yêu cầu

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phản ánh về vấn đề liên quan đến cổ phần hóa thoái, vốn các doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể, thời gian qua công tác cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước không đạt yêu cầu và gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn 2016- 2020, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 23 % kế hoạch, dự kiến. Đặc biệt trong năm 2021, thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đạt rất thấp so với dự toán.

Đối với vấn đề này, đại biểu cho rằng, Báo cáo kinh tế- xã hội cần phải được phân tích, đánh giá lại một cách thấu đáo hơn, chỉ rõ đâu là nguyên nhân cốt lõi, lý do tại sao lại khó thực hiện đến vậy, liệu các quy định pháp luật có đảm bảo tính thực thi hay không? Đại biểu nhấn mạnh, nếu là do yếu tố tổ chức thực hiện thì ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm và trách nhiệm đến đâu?

Đại biểu tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, công tác lập kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhiều khi còn mang tính hình thức; một số doanh nghiệp chưa thực sự nghiêm túc, quyết liệt trong việc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn theo danh mục được phê duyệt trong các báo cáo và điều quan trọng là việc gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước chưa được thực hiện một cách triệt để; kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự được coi trọng…

Trong thời gian tới, đại biểu đề nghị Bộ Tài chính nhanh chóng tham mưu Chính phủ ban hành chính sách nhất quán về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá trị quyền sử dụng đất một cách chính xác, trong đó có tính đến yếu tố chênh lệch khung giá đất giữa các địa phương. Đồng thời rà soát, tính toán phương án đối với các trường hợp không có nhà đầu tư chiến lược và việc cổ phần hóa tại một số doanh nghiệp nhà nước không khả thi hoặc khó khả thi khiến một số doanh nghiệp không hoặc chưa đưa vào danh sách cổ phần hóa giai đoạn tiếp theo.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Đại biểu Quốc hội: Gói hỗ trợ nếu dùng không đúng không trúng sẽ có lỗi với người dân (01/06/2022)

>   Đại biểu Quốc hội: Cần rà soát lại các quy định về chứng khoán và phát hành trái phiếu (01/06/2022)

>   ĐB Trần Hoàng Ngân: Cần kiểm soát giá xăng dầu, lạm phát, chứng khoán (01/06/2022)

>   PMI tháng 5 đạt 54.7 điểm, tăng trưởng sản lượng đạt mức cao của 13 tháng (01/06/2022)

>   PMI tháng 6 đạt 54 điểm, tốc độ tạo việc làm cao nhất ba năm rưỡi (01/07/2022)

>   Quốc hội đánh giá kết quả phát triển KTXH và ngân sách Nhà nước (01/06/2022)

>   Nhiều chính sách mới về kinh tế-xã hội có hiệu lực trong tháng Sáu (30/05/2022)

>   Bức tranh kinh tế xã hội Việt Nam 5 tháng đầu năm 2022 (30/05/2022)

>   Số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 5/2022 giảm gần 11% so với tháng trước (29/05/2022)

>   IIP tháng 5/2022 tăng 4% so với tháng trước, tập trung ở ngành chế biến, chế tạo (29/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật