Thứ Tư, 01/06/2022 07:57

Quốc hội đánh giá kết quả phát triển KTXH và ngân sách Nhà nước

Trong hai ngày 1 và 2/6, Quốc hội làm việc tập trung ở hội trường, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và ngân sách Nhà nước năm 2021 và những tháng đầu năm 2022. Một số thành viên Chính phủ sẽ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2021; Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Trong chương trình làm việc, Quốc hội cũng sẽ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 47/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tác tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết nói trên.

Theo các số liệu vừa được công bố, kinh tế vĩ mô của nước ta ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục khởi sắc. Các công trình cơ sở hạ tầng được triển khai đồng bộ với quyết tâm cao. Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực. Thương mại dịch vụ phục hồi mạnh. Du lịch phục hồi ấn tượng. Tình hình đăng ký doanh nghiệp đạt kết quả rất đáng ghi nhận. Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, thích ứng biến đổi khí hậu được triển khai tích cực, đồng bộ. An sinh xã hội được bảo đảm. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, đối ngoại được đẩy mạnh.

Một số kết quả ấn tượng như thu ngân sách 5 tháng tăng 18.7%, xuất nhập khẩu tháng 5 tăng 14.5% so với cùng kỳ. FDI thực hiện 5 tháng tăng 7.8%. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 5 ước tăng 10.4%. Số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong 5 tháng đạt 98,600 doanh nghiệp, cao nhất từ trước tới nay. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 tăng 22.6% so với cùng kỳ. Khách quốc tế tháng 5 tăng hơn 70% so với tháng trước, 5 tháng tăng 350% so với cùng kỳ. Các công việc tồn đọng kéo dài nhiều năm đang được từng bước giải quyết chắc chắn, hiệu quả.

Đặc biệt, trong bối cảnh có tới 30 lượt hạ bậc tín nhiệm trên thế giới, Việt Nam là một trong hai quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương được S&P nâng bậc tín nhiệm dài hạn kể từ đầu năm đến nay. Điều này được S&P dựa trên nền kinh tế Việt Nam đang đà phục hồi vững chắc, tỉ lệ tiêm chủng được cải thiện ấn tượng và bước chuyển linh hoạt trong chính sách kiểm soát dịch COVID-19.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Nhiều chính sách mới về kinh tế-xã hội có hiệu lực trong tháng Sáu (30/05/2022)

>   Bức tranh kinh tế xã hội Việt Nam 5 tháng đầu năm 2022 (30/05/2022)

>   Số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 5/2022 giảm gần 11% so với tháng trước (29/05/2022)

>   IIP tháng 5/2022 tăng 4% so với tháng trước, tập trung ở ngành chế biến, chế tạo (29/05/2022)

>   CPI tháng 5/2022 tăng 0.38% so với tháng trước (29/05/2022)

>   Nâng hạng tín nhiệm tạo hiệu ứng lan tỏa cho nền kinh tế (28/05/2022)

>   S&P nâng xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ (27/05/2022)

>   Chủ tịch Quốc hội: Chậm giải ngân vốn đầu tư công đã gây ảnh hưởng tới phục hồi kinh tế (25/05/2022)

>   Chuyên gia IMF: Việt Nam nên thắt chặt tiền tệ nếu lạm phát kéo dài (25/05/2022)

>   5 vấn đề cử tri cả nước băn khoăn lo lắng gửi đến Quốc hội (23/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật