Thứ Năm, 19/05/2022 10:04

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: Mức phạt tiền cao nhất 1 tỷ đồng

Theo quy định tại Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BTNMT 2022 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai do Bộ TNMT ban hành ngày 17/5, mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai như phân lô bán nền không đủ điều kiện, lấn chiếm đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép… cao nhất là 1 tỷ đồng...

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: mức phạt tiền cao nhất 1 tỷ đồng

Ảnh minh hoạ

Cụ thể, với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê không đủ một trong các điều kiện quy định khoản 1 Điều 41 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hoặc đủ điều kiện nhưng chưa được UBND cấp tỉnh cho phép theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 194 Luật Đất đai thì áp dụng các mức phạt tiền từ 20- 50 triệu đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng dưới 0,5 ha;

Phạt từ 50 – 100 triệu đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 0,5 ha đến dưới 01 ha… Mức phạt cao nhất là 200 – 500 triệu đồng đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 03 ha trở lên.

Với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê không đủ từ hai điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì mức phạt thấp nhất là 50 triệu đồng (đối với vi phạm dưới 0,5 ha), cao nhất là 1 tỷ đồng (đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 03 héc ta trở lên).

Riêng trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền mà không lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê thì xử phạt theo quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

Ngoài bị phạt tiền, chủ đầu tư vi phạm phải làm thủ tục trình UBND cấp tỉnh cho phép phân lô, bán nền đối với trường hợp chưa có văn bản cho phép của UBND; Buộc phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai đối với trường hợp không đủ điều kiện quy định; phải chịu trách nhiệm trong việc hoàn thành xây dựng nhà theo đúng thiết kế được phê duyệt.

Cũng theo quy định của Bộ Tài nguyên môi trường, những trường hợp không nộp hồ sơ, không cung cấp, cung cấp không đầy đủ giấy tờ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, nhận chuyển quyền sử dụng đất tại dự án kinh doanh bất động sản thì hình thức và mức xử phạt tương ứng với thời gian và mức độ vi phạm.

Theo đó, từ sau 50 ngày đến 06 tháng: phạt tiền 10 – 30 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 30 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất; từ 30 – 50 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm từ 30 đến dưới 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất; Từ 50 -  100 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm từ 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất trở lên.

Vi phạm trong thời gian 06 - 09 tháng: Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 30 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất; từ 100 – 300 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm từ 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất trở lên. Từ trên 09 - 12 tháng, mức phạt cao nhất là 500 triệu đồng; Từ 12 tháng trở lên, mức phạt đến 1 tỷ đồng đối với trường hợp vi phạm từ 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất trở lên.

Thời gian vi phạm được tính từ ngày chủ đầu tư bàn giao nhà ở, công trình xây dựng, đất cho người mua hoặc kể từ thời điểm bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền theo thỏa thuận đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

Nếu trong một dự án mà chủ đầu tư vi phạm ở nhiều mức thời gian khác nhau đối với các căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất khác nhau thì tính tiền phạt theo từng mức phạt nhưng tổng số tiền phạt không được vượt quá 1 tỷ đồng. Đồng thời buộc chủ đầu tư nộp hồ sơ hoặc cung cấp đầy đủ giấy tờ cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, người nhận chuyển quyền sử dụng đất tự nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận theo quy định...

Bộ Tài nguyên môi trường cũng quy định rõ mức phạt tiền cho nhiều trường hợp vi phạm đất đai khác. Trong đó, có quy định phạt tối đa đối với cá nhân lấn, chiếm đất chưa sử dụng là không quá 500 triệu đồng, và phạt không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức vi phạm. Ngoài ra, sẽ buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm…

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc về của Chủ tịch UBND các cấp và thanh tra chuyên ngành.

Phan Dương

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Tài khoản 2 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm không có tiền (18/05/2022)

>   Loạt doanh nghiệp địa ốc ở TPHCM chây ì nợ thuế trăm tỷ (16/05/2022)

>   Chủ tịch TPHCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm, nâng huyện lên quận, thành phố (14/05/2022)

>   Kê khai chuyển nhượng nhà đất điều chỉnh tăng giá từ 20 đến 40 lần (13/05/2022)

>   Tiền phạt chậm nộp 2 công ty trúng đấu giá đất Thủ Thiêm gần 70 tỉ đồng (12/05/2022)

>   Cách nào chống thất thu thuế bất động sản? (12/05/2022)

>   TPHCM: 22% hồ sơ nhà đất bị trả về để điều chỉnh giá giao dịch (10/05/2022)

>   'Chốt' thời hạn hai công ty trúng đấu giá đất Thủ Thiêm bị mất cọc, hủy hợp đồng (09/05/2022)

>   Bất cân xứng lợi ích trong hợp đồng mua bán căn hộ (07/05/2022)

>   Hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm bị cưỡng chế tài khoản vì chậm đóng tiền (07/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật