Thứ Ba, 10/05/2022 11:28

Nên chi bao nhiêu tiền cho việc thuê nhà?

Bạn có thể áp dụng quy tắc 30% và quy tắc 50/30/20 để xác định số tiền mình nên chi cho việc thuê nhà.

Tiền thuê nhà là khoản phí khá lớn mà nhiều người phải chi trả mỗi tháng. Để quản lý được tài chính cá nhân, bạn cần cân nhắc số tiền thuê nhà cho phù hợp với thu nhập.

Dưới đây là một số quy tắc nhằm xác định số tiền thuê nhà mà bạn nên trả

Quy tắc 30%

Quy tắc trả 30% thu nhập cho việc thuê nhà bắt đầu xuất hiện tại Mỹ vào những năm 1930 và phổ biến hơn sau đạo luật nhà ở năm 1937.

Đạo luật này đã tạo ra chương trình nhà ở công cộng cho các gia đình có thu nhập thấp và thiết lập các hướng dẫn về giá thuê nhà tối đa cho họ.

Theo thời gian, ngưỡng tiền thuê tối đa tăng dần từ 20% thu nhập lên 25% và chạm mốc 30% thu nhập vào năm 1981. Số tiền này vẫn là tiêu chuẩn cho các chương trình nhà ở công cộng và thường được sử dụng làm thước đo để xác định số tiền nên chi cho thuê nhà.

tiền thuê nhà, tài chính cá nhân, thuê nhà ảnh 1

Ảnh minh hoạ: Unsplash

Theo The Balance, điều thú vị là quy tắc 30% áp dụng cho tiền thuê nhà nhưng có một con số khác được sử dụng để thanh toán thế chấp. Những người cho vay thế chấp thường tìm kiếm những người đi vay mà số tiền trả nhà và nợ hàng tháng kết hợp không vượt quá 43% thu nhập của họ.

Nói một cách dễ hiểu, quy tắc 30% khuyến nghị rằng khoản thanh toán tiền thuê hàng tháng của bạn không được nhiều hơn 30% tổng thu nhập hàng tháng.

Để tính toán số tiền nên chi cho thuê nhà, bạn chỉ cần nhân tổng thu nhập của mình với 30%. Ví dụ: nếu tổng thu nhập hàng tháng của bạn là 10 triệu đồng thì số tiền tối đa bạn phải trả cho tiền thuê là 3 triệu đồng.

7 triệu còn lại (70% tổng thu nhập hàng tháng) trang trải các nhu cầu thiết yếu khác, chẳng hạn như tiện ích và thực phẩm, chi tiêu tùy ý, trả nợ và tiết kiệm.

Quy tắc 30% có "lỗi mốt"?

Quy tắc 30% đang dần trở nên không còn phù hợp bởi 2 lý do.

Thứ nhất, nó không tính đến lạm phát, trì trệ thu nhập hoặc giá thuê nhà tăng.

Thứ 2, quy tắc này không được cá nhân hoá cho từng hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ, nó không tính đến khoản nợ sinh viên hoặc khoản nợ thẻ tín dụng mà bạn còn phải trả. Nó cũng không xem xét số tiền bạn kiếm được, thuế bạn phải trả, mục tiêu tài chính của bạn hoặc khả năng chi trả của thị trường bất động sản nơi bạn định thuê.

Quy tắc 50/30/20

So với quy tắc 30%, quy tắc 50/30/20 đang dần phổ biến và được nhiều người áp dụng để tính toán khoản tiền thuê nhà.

Cụ thể, quy tắc này chỉ ra bạn nên chia thu nhập của mình thành 3 phần:

- 50% chi phí thiết yếu: Những khoản tiền duy trì sinh hoạt của bạn như thuê nhà, ăn uống, điện nước, đi lại,...

- 20% mục tiêu tài chính: Tiết kiệm tiền cho mục tiêu cụ thể như trả nợ, kết hôn, mua nhà, đầu tư; hoặc tích lũy quỹ dự phòng khẩn cấp

- 30% tiêu dùng cá nhân: Các khoản chi phục vụ nhu cầu mua sắm, giải trí, xã giao (tiền đám cưới, hỏi, đi ăn uống với bạn bè)...

Có thể thấy, tiền thuê nhà sẽ nằm trong 50% thu nhập bạn phải chi cho các nhu cầu thiết yếu. Quy tắc này không cho bạn biết chính xác số tiền nên chi cho thuê nhà mỗi tháng. Nhưng nó có thể giúp bạn xác định hướng dẫn để phân bổ cho các khoản chi tiêu cần thiết dựa trên thu nhập.

Việc sử dụng quy tắc 30% hay quy tắc 50/30/20 cho việc lập ngân sách cho thuê đều phụ thuộc vào tình hình tài chính của bạn. Ví dụ, nếu bạn không có bất kỳ khoản nợ nào, bạn có thể đủ khả năng trả 30% thu nhập hàng tháng của mình cho tiền thuê nhà. Nếu bạn sống trong một thị trường nhà ở nơi giá thuê cao, việc trả thêm tiền có thể đơn giản là bắt buộc.

Mặt khác, nếu bạn cần cân nhắc để trả nợ hoặc tăng khoản tiết kiệm của mình, hãy sử dụng cả quy tắc 30% và quy tắc lập ngân sách 50/30/20. Từ đây, bạn có thể so sánh các lựa chọn chi tiêu cho nhà ở để tối đa hóa cơ hội tiết kiệm.

Diệu Thanh

ZING

Các tin tức khác

>   Gói hỗ trợ tiền thuê nhà đang triển khai rất chậm (09/05/2022)

>   Gen Z khiến thị trường thời trang xa xỉ phải thay đổi (09/05/2022)

>   Giá hoa tăng vì cuộc chiến Nga-Ukraine (09/05/2022)

>   Warren Buffett chia sẻ lời khuyên trong bối cảnh lạm phát cao   (15/05/2022)

>   Nguy cơ thiếu hụt trứng gia cầm, mỗi người chỉ mua 2 vỉ/ngày (07/05/2022)

>   Giữa ‘bão giá’ thành thị, làm sao để mua được nhà thành phố? (06/05/2022)

>   Vì sao thái độ quan trọng hơn trình độ? (06/05/2022)

>   Lý do người trẻ chỉ muốn làm việc 4 ngày/tuần (06/05/2022)

>   Chính thức tạm dừng áp dụng khai báo y tế nội địa (05/05/2022)

>   Nhật Bản, Indonesia và loạt quốc gia châu Á cân nhắc áp dụng tuần làm việc 4 ngày (05/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật