Thứ Ba, 31/05/2022 13:44

Không có đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, ĐBSCL không thể phát triển

Đây là quan điểm được TS Trần Du Lịch - chuyên gia kinh tế - nhấn mạnh tại Hội thảo "Xóa trắng cao tốc, phát huy lợi thế ĐBSCL" diễn ra tại Báo Thanh Niên.

Từng lăn lộn điều tra cơ bản vùng ĐBSCL từ những năm thập niên 1980 và theo dõi sự phát triển của vùng suốt thời gian qua, điều khiến chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch trăn trở nhất là tới nay, ĐBSCL vẫn là vùng trũng của sự phát triển chung về kinh tế - xã hội. TS Trần Du Lịch dẫn chứng, ĐBSCL có diện tích hơn 40.000 km2, dân số chiếm khoảng 19 triệu cùng rất nhiều tiềm năng nhưng ĐBSCL chỉ có thể so sánh với các tỉnh Tây nguyên, không so sánh nổi với các vùng kinh tế khác trên cả nước.

Không có đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, ĐBSCL không thể phát triển - ảnh 1

TS Trần Du Lịch phát biểu tại Hội thảo. Độc Lập

Ông Trần Du Lịch đánh giá do 3 nguyên nhân: Hạ tầng giao thông yếu kém, cơ cấu kinh tế thuần nông chuyển dịch chậm và nguồn nhân lực có vấn đề.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Chính phủ khá tập trung phát triển đầu tư hạ tầng giao thông vùng Nam bộ. Riêng tại ĐBSCL, đầu tư công chiếm khoảng 17% tổng đầu tư công của cả nước, dù đã được ưu tiên nhưng chỉ đạt mức trung bình, trước đó thấp hơn nhiều.

Vùng ĐBSCL có nối kết chiến lược và lâu dài với vùng Đông Nam bộ nhưng trong suốt thời gian dài chỉ dựa vào quốc lộ 1. Hệ thống giao thông thủy cũng không được khai thác tối đa lợi thế. Đặc biệt, yếu tố quyết định kết nối là đường sắt TP.HCM - Cần Thơ đã được đề xuất từ rất lâu nhưng chưa thể triển khai.

"Hệ thống đường bộ kết nối theo cả trục dọc và trục ngang đã có trong quy hoạch của Bộ GTVT là rất đáng hoan nghênh nhưng chưa đánh giá đúng mức đường sắt nối TP.HCM và Cần Thơ. Phải tập trung xây dựng hệ thống cao tốc từ Châu Đốc, Cà Mau, Kiên Giang về Cần Thơ, hình thành hub kinh tế, sau đó nối kết với TP.HCM bằng hệ thống đường sắt. Đây là con đường chiến lược và vô cùng quan trọng để ĐBSCL phát triển" - ông đánh giá.

Bên cạnh đó, hệ thống cao tốc kết nối giữa ĐBSCL với khu vực cửa khẩu Campuchia, thúc đẩy kinh tế cửa khẩu cũng cần được quan tâm phát triển.

Bên cạnh bài toán giao thông, TS Trần Du Lịch nhấn mạnh ĐBSCL cần thay đổi rất mạnh về cơ cấu kinh tế. Nông nghiệp phát triển rất mạnh nhưng đời sống người dân khu vực còn khó khăn là vì nông nghiệp không gắn với công nghiệp chế biến để tạo giá trị gia tăng, chưa hình thành được những cứ điểm nông nghiệp của từng địa phương.

"Tốc độ đô thị hóa tại ĐBSCL hiện rất thấp. Cùng với tiến độ đô thị hóa, nếu không nhanh chóng giải quyết bài toán giao thông và thay đổi chiến lực phát triển nông nghiệp, ĐBSCL sẽ tiếp tục đối mặt với bài toán thiếu nhân sự cho sự phát triển trong tương lai. Cần những chính sách đồng bộ, để ĐBSCL không còn là nơi xuất cư mà sẽ trở thành địa bàn nhập cư, xứng đáng với tất cả tiềm năng và vị trí như hiện nay" - ông Lịch nhấn mạnh

Hà Mai

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Chính phủ duyệt chủ trương đầu tư hạ tầng 5 khu công nghiệp quy mô 12.500 tỷ đồng (31/05/2022)

>   Chính phủ bãi bỏ thủ tục thành lập khu công nghiệp (31/05/2022)

>   Đại biểu Quốc hội: Chậm công khai thông tin quy hoạch gây 'sốt' đất ảo, đầu cơ (30/05/2022)

>   Quy hoạch TPHCM trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của Châu Á vào năm 2045 (27/05/2022)

>   TP.HCM muốn phát triển nhà ở dọc metro trong 8 năm tới (26/05/2022)

>   Dự án đường Hồ Chí Minh chậm tiến độ so với yêu cầu (24/05/2022)

>   Tuyến đường sắt đô thị số 2 của Hà Nội đội vốn hơn 16.000 tỷ (23/05/2022)

>   Xác định chi phí giải phóng mặt bằng cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (21/05/2022)

>   Đề xuất xây tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ 7 tỷ USD trước năm 2030 (20/05/2022)

>   Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội tiếp tục lùi tiến độ, 'đội' vốn thêm 5.000 tỉ (19/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật