Thứ Hai, 16/05/2022 10:32

Các chỉ số kinh tế Trung Quốc giảm mạnh vì dịch Covid-19

Nhiều chỉ số kinh tế của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 4/2022 giữa lúc sự bùng phát dịch Covid-19 và các đợt phong tỏa kéo giảm lĩnh vực công nghiệp và tiêu dùng xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2020. Điều này còn diễn ra khi hàng triệu người dân Trung Quốc bị kìm châm tại nhà và các nhà máy bị buộc ngừng sản xuất.

Trong tháng 4/2022, sản lượng công nghiệp giảm 2.9% so với cùng kỳ, tệ hơn nhiều so với ước tính tăng 0.5% từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Bloomberg. Doanh số bán lẻ giảm 11.1% trong giai đoạn này, lao dốc mạnh hơn dự báo giảm 6.6%. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 6.1%, cao hơn dự báo 6%.

Nền kinh tế Trung Quốc gánh chịu tổn thất to lớn vì các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 nghiêm ngặt. Bắc Kinh đến nay vẫn khăng khăng ủng hộ chính sách triệt tiêu Covid-19 (Covid Zero), mặc dù sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Omicron làm gia tăng rủi ro gây gián đoạn kinh tế, phong tỏa và tái mở cửa nhiều lần.

“Sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 trong tháng 4 gây tác động lớn tới nền kinh tế, nhưng chỉ trong ngắn hạn thôi”, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết trong một tuyên bố. “Khi mà các biện pháp và chính sách kiểm soát dịch bệnh bắt đầu có tác dụng, nền kinh tế sẽ hồi phục dần dần”.

Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc giảm nhẹ vào sáng ngày 16/05. Tỷ giá Nhân dân tệ gần như đi ngang ở mức 6.7917 đổi 1 USD. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Trung Quốc kỳ hạn 10 năm tăng 1 điểm cơ bản lên 2.83%.

Các khoản đầu tư tài sản cố định tăng 6.8% trong 4 tháng đàu năm 2022, gần bằng với dự báo tăng 7%. Đó là nhờ các nỗ lực thúc đẩy chi tiêu cơ sở hạ tầng từ Chính phủ Trung Quốc.

Các cú sốc kinh tế từ chính sách triệt tiêu Covid-19 đẩy mục tiêu tăng trưởng 5.5% rời xa tầm với của Trung Quốc. Điều này cũng góp phần tác động tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng toàn cầu.

Trước đó, Bắc Kinh phát tín hiệu rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gần đây thúc giục các quan chức đảm bảo ổn định kinh tế thông qua chính sách tài khóa và tiền tệ.

Trong ngày 15/05, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cũng đưa ra các động thái để xoa dịu cuộc khủng hoảng nhà ở bằng cách giảm lãi suất cho vay thế chấp đối với người mua nhà lần đầu. Đồn thời, NHTW Trung Quốc cũng quyết định giữ nguyên lãi suất đối với các khoản vay chính sách kỳ hạn 1 năm bất chấp áp lực lạm phát.

Các gói kích thích tiền tệ dường như ít có tác dùng vì các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt. Dữ liệu trong ngày 13/05 cho thấy các doanh nghiệp và người tiêu dùng không mấy mặn mà với việc đi vay trong tháng 4/2022. Tăng trưởng tín dụng giảm mạnh trong tháng trước, với các khoản vay mới bằng Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2017.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Sếp Goldman Sachs: Mỹ có rủi ro suy thoái rất cao (16/05/2022)

>   Thuốc chống lạm phát khó uống (16/05/2022)

>   Thế giới lao đao khi đồng USD tăng giá mạnh (16/05/2022)

>   UAE có tổng thống mới (15/05/2022)

>   Nhân tố giúp kinh tế Nga trụ vững trước ‘bão trừng phạt’ của phương Tây (14/05/2022)

>   Ngày càng nhiều khách hàng châu Âu mở tài khoản mua khí đốt bằng đồng Rúp (13/05/2022)

>   Chủ tịch Fed không chắc nền kinh tế Mỹ sẽ “hạ cánh mềm” (13/05/2022)

>   Gánh nặng nợ phình to khi Trung Quốc tìm cách giải cứu nền kinh tế (13/05/2022)

>   Morgan Stanley dự đoán kinh tế toàn cầu tăng trưởng 2,9% trong 2022 (12/05/2022)

>   Malaysia bất ngờ nâng lãi suất dù lạm phát ở mức thấp 2.2% (12/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật