Thứ Bảy, 16/04/2022 09:44

NHTW Trung Quốc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hỗ trợ nền kinh tế

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) vừa bơm thêm 83 tỷ USD vào hệ thống, nhưng vẫn quyết định không giảm lãi suất trong ngày 15/04. Điều này cho thấy họ đang tỏ ra thận trọng với việc nới lỏng tiền tệ bất chấp đợt bùng phát dịch Covid-19 nặng nề nhất trong 2 năm.

Cụ thể, PBoC giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 25 điểm cơ bản đối với các ngân hàng thương mại và quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 25/04 tới. Tỷ lệ này sẽ giảm thêm 25 điểm phần trăm đối với một số ngân hàng thương mại nhỏ và ngân hàng nông thôn. Động thái này sẽ giúp hệ thống liên ngân hàng có thêm 530 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 83.2 tỷ USD) thanh khoản dài hạn, hỗ trợ nền kinh tế ứng phó với các thách thức trong thời gian tới. Đồng thời, PBoC quyết định giữ nguyên lãi suất, gây thất vọng cho những chuyên gia kinh tế dự báo về 1 đợt cắt giảm lãi suất.

Đây là lần đầu tiên PBoC hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong năm nay. Động thái này là bước đi mới nhất của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nhằm ngăn chặn đà giảm mạnh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trước đó, tháng 12/2021, PBoC đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 50 điểm cơ bản đối với các ngân hàng thương mại lớn, theo đó hệ thống liên ngân hàng có thêm 1,200 tỷ Nhân dân tệ thanh khoản dài hạn.

Động thái của NHTW Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và các nước khác đang tăng lãi suất để chống lại lạm phát. Ngoài ra, điều này cũng cho thấy các động thái nới lỏng tiền tệ sẽ có tác động hạn chế trong việc thúc đẩy tăng trưởng khi mà hầu hết các áp lực đều đến từ biện pháp kiểm soát dịch bệnh.

“Thách thức chủ yếu của nền kinh tế Trung Quốc là đợt bùng phát dịch bệnh và các chính sách phong tỏa”, Zhang Zhiwei, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, cho hay. “Thêm thanh khoản có thể hỗ trợ đôi chút, nhưng không thể giải quyết ngọn ngành vấn đề”.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Trung Quốc kỳ hạn tăng 1 điểm cơ bản lên 2.77% sau thông báo này.

“Điều này có thể báo hiệu rằng NHTW Trung Quốc sẽ chỉ thực hiện các đợt giảm nhẹ tỷ lệ dự trữ bắt buộc – 25 điểm cơ bản mỗi lần trong tương lai. Đằng sau đó, chúng tôi nghĩ rằng PBoC đang giữ lại dư địa chính sách vì trước đó, các quan chức nhận định rằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã từng ở mức thấp hơn nhiều trước đây”, David Qu, Chuyên gia kinh tế về Trung Quốc tại Bloomberg Economics, cho hay.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Sri Lanka vỡ nợ, Pakistan gặp khó khăn tài chính - Tại sao Trung Quốc ngần ngại giải cứu? (16/04/2022)

>   Kinh tế Trung Quốc trả giá vì gần 30% dân số bị phong tỏa (16/04/2022)

>   Kinh tế Mỹ có thể sẽ rơi vào một cuộc suy thoái bất thường (15/04/2022)

>   Điều gì đẩy Sri Lanka vào tình cảnh vỡ nợ? (14/04/2022)

>   Đức có thể thiệt hại gần 240 tỷ USD nếu bị Nga cắt khí đốt (14/04/2022)

>   Vì sao phong toả ở Thượng Hải ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu? (14/04/2022)

>   Trung Quốc loay hoay giữa chống lạm phát và cứu tăng trưởng (14/04/2022)

>   'Ác mộng' cung ứng toàn cầu lặp lại vì cách chống dịch của Trung Quốc (14/04/2022)

>   Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm vì COVID (14/04/2022)

>   Lạm phát tại Anh cán mốc 7% vì giá năng lượng (13/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật