Thứ Năm, 14/04/2022 15:35

Nhịp đập Thị trường 14/04: Ngân hàng bắt tay BĐS cùng… dìm VN-Index

Diễn biến phiên chiều rất bất ngờ, chỉ số VN-Index vào phiên liền suy giảm, đến 14h thì chọc thủng tham chiếu, hồi lại một chút rồi giảm sâu thêm cho đến khi đóng cửa. Tuy mức giảm cuối ngày chỉ chừng 5 điểm, nhưng không rõ nguyên nhân gì khiến chỉ số đi ngược phiên sáng.

Trên sàn HOSE, cả 2 nhóm ngành lớn là ngân hàng và BĐS đều có kết thúc cuối ngày trong sắc đỏ. Ở nhóm ngân hàng, VCB, BID, CTG, TCB, STB, MBB và 5 mã khác giảm giá, so với 6 mã tăng. Ở nhóm BĐS, dù không có cổ phiếu lớn nào giảm sâu (ngoại trừ DIG), nhưng diễn biến ở VIC, VHM, NVL, PDR hay DXG đều là giảm dần. Có thể nói 2 nhóm ngành này đều có những cổ phiếu lớn và cùng bắt tay nhau kéo dìm chỉ số.

Chỉ số nhóm VN30 giảm hơn 7 điểm vào cuối phiên chiều, với tương quan 20 mã giảm giá so với 8 tăng giá. Đa số các cổ phiếu vốn hóa hàng đầu sàn HOSE đều nằm bên giảm giá, bao gồm VIC, VHM, VCB, NVL, MSN, TCB, VNM, BID, CTG… ở phía tăng giá chỉ có SAB, GAS, VPBMWG nhưng không đỡ nổi chỉ số.

Cổ phiếu DIG có 2 lần rớt sâu hơn 6% trong phiên chiều, trong đó lần thứ 2 chính là lúc xác định giá đóng cửa. Điều khá lạ là sự giảm giá mạnh của DIG không có xảy ra tương tự ở những cổ phiếu BĐS từng là “hàng nóng” nào khác (trừ PTL), nói cách khác, có khả năng DIG giảm sâu do có cổ đông nào đó xả bán ra.

Diễn biến chỉ số HNX-Index cho thấy chịu tác động từ sàn HOSE. HNX-Index cuối ngày cũng đóng cửa ở mức thấp nhất, giảm gần 1%. Trong số Large Cap sàn này, NVB rớt thảm nhất, tới 7%. CEO cũng quay xe, giảm 2.4%, IDC, PHP cũng là các mã giảm mạnh hơn so với hồi giữa trưa.

Cũng chịu tác động từ HOSE trong nửa đầu phiên chiều, tuy nhiên chỉ số UPCoM-Index lại hồi phục trong nửa cuối phiên chiều, và kịp quay lên trên tham chiếu trước khi đóng cửa. Trên sàn này, ngoại trừ ACVMML giảm nhẹ, đa số Largec Cap khác vẫn tăng giá giống phiên sáng, trong đó nổi bật là VGI, GE2, FOX, VTP, QNS, VEA

Với diễn biến tiêu cực của V-Iindex trong phiên chiều, nhìn chung các nhóm lớn đều xấu đi nhiều hoặc ít, trong đó có ngân hàng, BĐS, chứng khoán, sản xuất và phân phối điện… Tuy nhiên vẫn còn đó khá nhiều nhóm có kết quả tích cực cuối ngày, bao gồm sắt thép, dầu khí, dệt may, bán lẻ, hóa chất Vinachem, thủy sản, phân bón, cảng và kho bãi. Nhiều nhóm ngành trong số này cũng là những cái tên tích cực được nhắc trong phiên sáng.

Nhóm ngành bán sỉ/lẻ đồ công nghệ vẫn giữ được sắc xanh, FRT vẫn tăng hơn 6% nhưng DGW đã không còn tăng mạnh như trong phiên sáng, thậm chí PET chỉ còn tăng chưa đến 2%.

Phiên sáng: VN-Index quay lại đà tăng

Chỉ số VN-Index tiếp tục tăng trong nửa sau phiên sáng nay, nhưng không hẳn do nhóm VN30 kéo, mà do những Large Cap bên ngoài nhóm này như DGC, DPM, DCM, DGW… và nhiều Mid Cap như FRT, PGD, PET, CSV… Cổ phiếu ngân hàng cũng đang quay trở lại, cùng dầu khí, bán lẻ, sắt thép… đẩy chỉ số đi lên.

Nhóm VN30 có 16 mã tăng giá vào cuối phiên sáng nay, so với 11 mã giảm giá. Ở nhóm giảm, vẫn có những cái tên vốn đã sớm đỏ đầu phiên như VIC hay VJC, nhưng vào lúc này có đóng góp thêm những mã vốn hóa rất khủng khác như VNM, MSN, NVL, VHM… Đặc biệt 1 số mã như MSN, VNM, MWG, VIC tiếp tục có dấu hiệu chùng xuống trong khoảng thời gian gần 11g khiến chỉ số nhóm này không thể nối đà tăng trước đó. May thay, nhóm này cũng có những mã khác tăng giá trong cùng khoản thời gian như SAB, FPT, HPG hay VCB, cho nên dẫn tới bù trừ tác động lẫn nhau, và chỉ số đi ngang, không “làm phiền” đến VNindex.

Diễn biến chỉ số HNX-Index chùng xuống trong khoảng giữa phiên sáng, nhưng đến 11g cũng tích cực trở lại, có lẽ nhờ VN-Index. Lareg Cap sàn HNX nhìn chung vẫn tích cực, với sự góp mặt của SHS, PVS, VNR, THD, NVBIDC vẫn là Large Cap giảm giá gần như suốt phiên sáng, dù đã có lúc hồi phục thành công, đổi màu lúc 11g.

Chỉ số UPCoM-Index có diễn biến khá buồn chán, thậm chí khó hiểu bất chấp nhiều largecap sàn này tăng giá suốt phiên sáng, như FOX, BSR, OIL. QNS, VGI, VEA, VGT, VTP… Tương quan tăng – giảm giá trên sàn này cũng nghiêng hẳn về phía tăng giá, với 201 mã tăng vs 87 mã giảm giá mà thôi.

Tính cả 3 sàn, hầu hết các nhóm ngành lớn nhỏ đều cho kết quả tích cực tính đến cuối phiên sáng. ở các nhóm lớn, sắc xanh bao phủ ở ngân hàng, sắt thép, dầu khí hay phân phối xăng dầu khác. Các nhóm BĐS, chứng khoán, xây dựng, phân phối hàng công nghệ, thực phẩm dù phân hóa, nhưng số cổ phiếu tăng giá vẫn nhiều hơn so với số giảm giá.

Ở các nhóm ngành nhỏ hơn, nổi bật nhất là hóa chất, xử lý chất thải, bia & đồ uống, nhựa & cao su, dệt may, thủy sản, cảng & kho bãi, sản xuất và phân phối điện… Trong các nhóm ngành này, có những cổ phiếu nổi lên trong nửa cuối phiên sáng nay như DCM, DPM, DGW, FRT, PGD, CSV, PSH, DDV

Nhóm BĐS phân hóa, nhưng sắc xanh phủ nhiều bên mảng Khu công nghiệp, còn bên phía nhà ở, nhất là các tên tuổi có tiếng tăm, thì sắc đỏ lại có vẻ lan rộng hơn, bao gồm AGG, DIG, DXG, DXS, HDG, IJC, KDH, NLG, NVL, PDR, SJS, NTL, VHM… chỉ có số ít mã vẫn tăng giá khá cứng như CEO, NDN, QCG, D2D… hay kịp tăng trở lại vào cuối phiên như CRE hay SCR. Thông tin về việc chính phủ muốn siết dòng tiền vào các nhóm ngành có yếu tố đầu cơ nóng, tức bao gồm BĐS nhà ở, có lẽ chính là tác nhân gây đứt đà tăng giá từ chiều qua ở những mã này.

Tương tự, chứng khoán cũng là nhóm phân hóa, và so với đầu phiên sáng, sắc đỏ đang lan rộng hơn. Ở các mã top đầu thị phần, SSI, VCI đang đứng giá, VND, HCM, MBS giảm giá. Trong số các công ty tầm trung, chỉ có SHS tăng khá ấn tượng 4%.

Cổ phiếu hóa chất nhà Vinachem tiếp tục hút mắt NĐT sáng nay, khi DGC, DDV, CSV, BFC… được kéo mạnh sau 11g, nhiều mã tăng hơn 6%, có mã tăng sát trần.

DGW, FRT, PET đang tăng hơn 6% trong hơn ½ thời gian giao dịch sáng nay. MWG cũng tăng khá, gần 3% vào cuối phiên sáng, dù mức tăng này không mạnh như lúc đầu phiên. Chưa rõ cổ phiếu hàng công nghệ tăng hàng loạt như vậy có liên quan đến kết quả kinh doanh Q1 hay không?

Cổ phiếu hàng không lại nhấm nháp nỗi buồn sáng nay, với hàng loạt mã giảm giá như ACV, VJC, AST, SAS hay NAS. Chỉ duy nhất HVN tăng giá 1.5%.

10h30: VN30 được kéo tăng nhờ vài Large Cap, chỉ số 3 sàn phân hóa

VN-Index lùi về gần tham chiếu trước 10h, nhưng hiện tại lại leo lên vị trí cũ, có lẽ phần lớn nhờ cổ phiếu nào đó trong VN30 kéo lên. Tuy vậy 2 chỉ số chính bên sàn HNX và UPCoM thì không được như vậy, cho thấy diễn biến cổ phiếu trên 2 sàn này tiêu cực hơn so với sàn HOSE.

Chỉ số nhóm VN30 bất ngờ được kéo lên mạnh lúc gần 10h, và hiện tại tăng 7 điểm. Quan sát cổ phiếu trong nhóm này, có thể thấy một số mã đã kéo chỉ số như FPT, SAB hay MSN. VIC cũng tăng nhẹ 500 đồng trong cùng khoảng thời gian này, mức tăng như vậy tính theo % là không lớn, nhưng có lẽ vẫn tác động nhất định lên chỉ số, do quy mô vốn hóa rất lớn. Tuy nhiên ngược lại, đa số mã khác vẫn duy trì tính ổn định, thậm chí một số mã ngân hàng, bao gồm cả VCB hay TCB lại giảm giá đôi chút.

Diễn biến 2 chỉ số sàn HNX và UPCoM khá khác biệt so với VN-Index vào giữa phiên sáng, thậm chí UPCoM-Index còn dành nhiều thời gian dưới tham chiếu. Điều này khá khó hiểu, khi đa số Large Cap sàn UPCoM vẫn tăng giá tích cực, trong đó phải kể đến VGI, FOX, VTP, VEF, VEA, QNS… là những mã đang tăng ít nhất cũng trên 3%.

Nhóm cổ phiếu dầu khí nhà PVN vẫn có nhiều mã tăng ấn tượng trên 5% như CNG, PGD, PVC, PVG. 2 đại gia phân bón DCm và DPM cũng tăng gần gần cỡ đó, và có vẻ như muốn quay lại đỉnh cũ cách đây chưa đến 1 tháng. GAS tăng ổn định gần 2%, nhưng PXS vẫn giảm sàn với tin hủy niêm yết.

So với thời điểm đầu phiên sáng, MWG có thể coi là giảm giá (nến đỏ) nhưng vẫn tăng loanh quanh 2% so với chiều qua. Bên cạnh đó, FRT, PETDGW lại tăng mạnh hơn hẳn MWG, không rõ những cổ phiếu bán đồ công nghệ này có phải đang phản ánh sớm kết quả kinh doanh quý 1 hay không?

Diễn biến nhóm ngân hàng không có mấy thay đổi, mã xanh vẫn xanh, đỏ vẫn đỏ, ngoại trừ VPBSHB là đang tăng nổi bật một chút, tức hơn 2%.

Cổ phiếu BĐS nhà ở đang có nhiều sắc đỏ hơn so với đầu phiên. Đối với những tên tuổi nổi bật tầm trung, có thể nói sắc đỏ chiếm đa số, dù mức giảm giá bình quân chỉ khoảng gần 1.5%. Những mã tăng nóng chiều qua, đến lúc này đa số giảm, trừ QCG, CEO.

VHC kéo đà tăng lên hơn 5% vào giữa phiên sáng nay, tương tự FMC cũng tăng hơn 3% mạnh hơn so với đầu phiên, nhưng nhiều mã thủy sản khác vẫn chỉ duy trì mức tăng giá nhẹ.

Cổ phiếu hóa chất họ Vinachem đang phủ đầy sắc xanh, trong đó nổi bật lên có HVT, LAS, DGC, NFC

Mở cửa: VN-Index chỉ tăng nhẹ khi một số Large Cap hàng đầu giảm giá

VN-Index tăng gần 7 điểm khi mở cửa, khởi đầu khá nhẹ nhàng khi mà đa số cổ phiếu vốn hóa lớn trên sàn HOSE chỉ tăng dưới 2%. Cổ phiếu nhóm Mid và Small Cap có vẻ tăng khá hơn so với Large Cap. Thông tin mới nhất, rằng Chính phủ muốn kiểm soát chặt dòng tiền vào các lĩnh vực có tính đầu cơ, có thể lại khiến NĐT hơi e dè một chút sáng nay. Tuy nhiên còn quá sớm để đánh giá dòng tiền.

VIC, VJC, MWG, SAB, VPB là những đại gia vốn hóa của HOSE, cũng như nhóm VN30, nhưng giảm giá ngay từ ATO. Trong số này, VIC chính là cổ phiếu vừa được báo chí nước ngoài dự đoán sẽ đạt mức vốn hóa gấp đôi hiện nay, nếu Vinfast IPO thành công bên Mỹ sắp tới. Tuy nhiên, nhóm VN30 vẫn có đến 17 mã tăng giá khi mở cửa, giúp chỉ số nhóm này tăng nhẹ.

Chỉ số HNX-Index tăng 1% ngay từ 9g và chùng một chút khi sàn HOSE mở cửa, tuy nhiên vẫn coi là tích cực, khi mà sàn HNX chỉ có chưa đến 30 cổ phiếu giảm giá, so với hơn 100 mã tăng giá. Đa số Large Cap sàn HNX đều tăng giá nhé, trừ SHS tăng tới 6.8%. Chỉ có IDC bất ngờ giảm 400 đồng, dù đầu phiên còn tăng 300 đồng.

Chỉ số UPCoM dao động sát tham chiếu, bất chấp đa số Large Cap sàn này tăng giá, trong đó nổi bật có những cái tên như VGI, SNZ, OIL, VTP, QNS

Với giá dầu thế giới quay lại mức cao, cụ thể dầu Brent future tăng lên hươn 107 USD/thùng đêm qua, nhóm cổ phiếu nhà PVN sáng nay đa số đều xanh trở lại, ngoại trừ số ít như PXS giảm sàn. GAS đầu phiên tăng tới 1.7%, thuộc loại tăng tốt nhất nhóm VN30. Ngoài ra, mộ số mã khác còn tăng mạnh hơn nhiều, như CNG, PVC, PVG

VCB lại bất ngờ giảm nhẹ chỉ sau ATO vài phút, cho dù ngân hàng này mới ra tin tức tích cực. 1 số cổ phiếu ngân hàng khác cũng đang giảm giá nhẹ như VPB, HDB hay TPB… Tuy vậy, ở nhóm ngân hàng, tình trạng chung vẫn là tăng giá, dù mức tăng bình quân dưới 1%.

Nhóm BĐS nhà ở vốn tăng khá mạnh và toàn diện chiều qua, sáng nay tiếp tục mở cửa trong sắc xanh, nhưng mức tăng bình quân không lớn, dưới 2%.

VHC sáng nay mở cửa tăng hơn 3%, chính thức vượt 100,000 đồng/cp. Đa số cổ phiếu thủy sản khác đều tăng giá bao gồm cả cá, tôm hay những loại thủy sản khác.

Họ cổ phiếu FLC sáng nay tăng khá tốt, nhiều mã tăng hơn 3% như AMD, FLC, ROS, KLF.

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 14/04/2022: Thận trọng là cần thiết (13/04/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 14/04/2022: Thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro (13/04/2022)

>   Thị trường chứng quyền 14/04/2022: Tiếp đà phục hồi? (13/04/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 13/04: Bừng tỉnh sau cơn mê (13/04/2022)

>   Vietstock Daily 13/04/2022: Chuẩn bị test hỗ trợ ngắn hạn (12/04/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 13/04/2022: Sự bi quan leo thang (12/04/2022)

>   Thị trường chứng quyền 13/04/2022: Áp lực bán tăng cao (12/04/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 12/04: Tưởng “cá hồi” hóa ra “cá đuối” (12/04/2022)

>   Vietstock Weekly 12-15/04/2022: Khó vượt kháng cự mạnh (11/04/2022)

>   Thị trường chứng quyền Tuần 12-15/04/2022: Áp lực bán vẫn còn lớn? (11/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật