Thứ Bảy, 12/03/2022 14:00

Thị trường tiền ảo: Bitcoin trở về mốc 39,000 USD

Sau khi bất ngờ leo lên ngưỡng 42,500 USD vào sáng ngày 10/3, giá Bitcoin quay đầu giảm mạnh và hiện dao động quanh mốc 39,000 USD trong ngày 12/03.

Những biến động xoay quanh Bitcoin đến chủ yếu từ việc Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh tiền điện tử cũng như những thông tin về xung đột Nga-Ukraine.

Bitcoin về lại ngưỡng 39,000 USD

Tính tới sáng ngày 12/03, đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất tăng nhẹ lên 39,064 USD, gần như không thay đổi so với đầu tuần trước. Trong khi đó, đồng Ethereum dao động ở mức 2,582 USD, giảm nhẹ 1.6% so với tuần trước.

Các đồng tiền kỹ thuật số khác diễn biến trái chiều, với đồng Ripple và Terra tăng 12%, trong khi Cardano và Solana giảm 6%. Dogecoin cũng giảm 5%, còn Shiba Inu lùi 6%. Vốn hóa thị trường tiền ảo gần như đi ngang trong tuần qua, dao động ở mức 1,744 tỷ USD.

Top 10 đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất
Nguồn: CoinMarketCap

Tổng thống Biden ký sắc lệnh về phát hành tiền điện tử

Ngày 09/03, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh yêu cầu Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) xem xét xem khả năng tạo ra một đồng tiền điện tử chính thức.

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen nói rằng nỗ lực này sẽ “thúc đẩy một hệ thống tài chính công bằng hơn, bao trùm hơn và hiệu quả hơn”, trong khi có thể đối phó với hệ thống tài chính bất hợp pháp và ngăn ngừa rủi ro đối với ổn định tài chính và an ninh quốc gia.

Chính quyền Biden coi sự phổ biến của tiền điện tử là cơ hội để kiểm tra những rủi ro và lợi ích của tài sản kỹ thuật số, một quan chức cấp cao của chính quyền cho biết.

Trong sắc lệnh mới ký, ông Biden cũng chỉ đạo Bộ Tài chính và các cơ quan liên bang khác nghiên cứu tác động của tiền số đối với ổn định tài chính và an ninh quốc gia.

Brian Deese và Jake Sullivan, hai cố vấn hàng đầu về kinh tế và an ninh quốc gia của ông Biden, cho biết sắc lệnh này đề ra một chiến lược về tài sản số liên bang toàn diện đầu tiên cho Mỹ.

“Điều đó sẽ giúp Mỹ định vị mình để đóng vai trò đi đầu trong đổi mới và quản trị hệ sinh thái tài sản số ở trong và ngoài nước, theo cách có thể bảo vệ người tiêu dùng, phù hợp với các giá trị dân chủ của chúng ta và tăng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu của Mỹ”, hai ông Deese và Sullivan nói trong tuyên bố chung đưa ra ngày 09/03.

Sắc lệnh được ký trong bối cảnh các nghị sĩ và quan chức trong chính quyền Mỹ bày tỏ lo ngại rằng Nga có thể dùng tiền điện tử để lách những lệnh trừng phạt áp với các ngân hàng, tỷ phú và ngành công nghiệp Nga vì chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Mỹ, EU và Nhật Bản tìm cách 'chặn' người Nga dùng tiền ảo né đòn trừng phạt

Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đều đang cân nhắc các biện pháp nhằm đảm bảo rằng Nga sẽ không sử dụng tiền ảo như một cách để tránh các lệnh trừng phạt tài chính đang được áp dụng.

Tính chất phi tập trung của Bitcoin nói riêng và tiền kỹ thuật số nói chung có thể biến nó thành một công cụ để "lách" các lệnh trừng phạt đang áp dụng với Nga.

Chính phủ và các tổ chức liên quan đến tiền kỹ thuật số của Nhật Bản đang bắt đầu thảo luận các quy định mới, trong đó có việc cấm các sàn giao dịch thực hiện giao dịch có liên quan đến Nga.

Các quốc gia đều đang lo ngại tiền kỹ thuật số trở thành một lỗ hổng để người Nga có thể chuyển tài sản ra nước ngoài và vượt qua các lệnh trừng phạt đang áp dụng.

Trong số các lệnh trừng phạt hiện tại có một thoả thuận giữa Mỹ, EU và Nhật Bản nhằm chặn một số ngân hàng lớn của Nga khỏi hệ thống điện thanh toán quốc tế SWIFT. Các bộ trưởng tài chính Châu Âu đồng thuận vào hôm 1/3 rằng sẽ "tiếp tục tìm hiểu các hành động nhằm hạn chế việc né tránh lệnh trừng phạt, đặc biệt là liên quan đến tài sản kỹ thuật số".

Đây không phải là lần đầu tiên tiền kỹ thuật số được dùng cho mục đích này, ông Naoyuki Iwashita, một giáo sư đại Đại học Kyoto, nói.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính của Síp vào năm 2013, Chính phủ đã áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn để hạn chế tình trạng nhu cầu rút tiền gửi đột ngột tăng mạnh, bao gồm cả việc đóng băng các tài khoản tiền gửi. Síp vốn là một thiên đường thuế với Nga và vì thế nhiều người Nga được cho là đã nhanh chóng đổi tiền mặt sang Bitcoin trước khi lệnh hạn chế được áp dụng.

"Đây là một trong những vụ việc lớn đầu tiên mà tiền kỹ thuật số được dùng cho mục đích rửa tiền", Iwashita nói. "Phương Tây sợ Nga sẽ áp dụng biện pháp tương tự lần này".

Vũ Hạo

FILI

Các tin tức khác

>   Tác động và rủi ro từ đồng USD kỹ thuật số (11/03/2022)

>   Thị trường tiền ảo hồi phục, Bitcoin vượt ngưỡng 41,000 USD (09/03/2022)

>   Ông Biden sắp ký sắc lệnh nhằm phát hành tiền điện tử chính thức (08/03/2022)

>   Thị trường tiền ảo tuần qua: Bitcoin rớt ngưỡng 39,000 USD (05/03/2022)

>   Đồng Bitcoin tại Nga có tránh được các lệnh trừng phạt? (05/03/2022)

>   Ukraine tính phát hành bộ sưu tập NFT để tài trợ cho quân đội (04/03/2022)

>   Tiền mã hóa không còn an toàn với tội phạm (02/03/2022)

>   Bitcoin tăng trưởng mạnh do bối cảnh biến loạn (02/03/2022)

>   Chủ sàn coin bỏ trốn sau khi chiếm đoạt 2,4 tỷ USD (01/03/2022)

>   Thanh niên chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng của nhà đầu tư Bitcoin (01/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật