Thứ Ba, 29/03/2022 09:55

Tăng trưởng tín dụng quý 1/2022 đạt 4.03%

Theo Tổng cục thống kê, tính đến ngày 21/03/2022, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 4.03% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 1.47%).

Tổng cục thống kê cho biết, quý 1/2022, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng ổn định; thị trường chứng khoán có nhiều triển vọng tích cực với mức vốn hóa thị trường cổ phiếu ước tính tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến ngày 21/03/2022, tổng phương tiện thanh toán tăng 2.49% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 1.49%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 2.15% ( tăng 0.54%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 4.03% (tăng 1.47%).

Trong quý 1/2022, lãi suất được điều hành phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu của chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành, duy trì nguồn vốn chi phí thấp để các tổ chức tín dụng có điều kiện giảm lãi suất cho vay; giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Lãi suất tiền gửi bình quân bằng đồng Việt Nam của ngân hàng thương mại trong nước ở mức 0.1-0.2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3.3-3.5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4.2-5.7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng; 5.3-6.5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng và 6.1-6.9% đối với kỳ hạn trên 24 tháng.

Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng đồng Việt Nam đối với lĩnh vực ưu tiên khoảng 4.3%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định(4.5%/năm).

Những tháng đầu năm 2022, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, thị trường bảo hiểm vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm quý 1/2022 ước tính tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 15%, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 9%.

Trên thị trường bảo hiểm nhân thọ, khách hàng tiếp tục lựa chọn các sản phẩm phù hợp để bảo vệ tài chính và kế hoạch hoàn vốn trong tương lai; nhu cầu sản phẩm dành cho trẻ em và hưu trí tăng dẫn đến nhiều thay đổi trong chính sách bảo hiểm, góp phần thúc đẩy bảo hiểm nhân thọ phát triển. Trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, các sản phẩm bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm du lịch… ngày càng đa dạng, thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Muốn không bị rớt lại đằng sau, Việt Nam cần phát triển tiền kỹ thuật số (29/03/2022)

>   Chính phủ đồng ý chủ trương kéo dài thời gian thí điểm xử lý nợ xấu (28/03/2022)

>   Fed tăng lãi suất – Việt Nam vẫn cần thêm thời gian (28/03/2022)

>   Tín dụng trên địa bàn TP.HCM tăng 3,65% trong quý I/2022 (28/03/2022)

>   LienVietPostBank vinh dự nhận 2 giải thưởng quốc tế uy tín (28/03/2022)

>   Bac A Bank: Mục tiêu lãi trước thuế 2022 đạt 1,000 tỷ đồng, tăng vốn lên hơn 9,350 tỷ đồng (28/03/2022)

>   Lỗ hổng nghiêm trọng sao lại xuất hiện dễ dàng? (28/03/2022)

>   Ngân hàng Shinhan Việt Nam có tân Tổng Giám đốc (28/03/2022)

>   Tài khoản "bốc hơi", ngân hàng vô can? (28/03/2022)

>   Áp lực nào cho chính sách tiền tệ năm 2022? (26/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật