Thứ Tư, 30/03/2022 11:12

Tài sản đảm bảo của FLC tại các ngân hàng gồm những gì?

Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC - ông Trịnh Văn Quyết vừa bị khởi tố, bắt tạm giam do liên quan đến hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán". Những lo ngại về giá cổ phiếu của “họ FLC” cũng như những giao dịch tín dụng tại ngân hàng đang là chủ nợ của FLC cũng là điều mà nhà đầu tư quan tâm.

Theo BCTC hợp nhất quý 4/2021, Tập đoàn FLC có 24,065 tỷ đồng nợ phải trả, chiếm 71% tổng nguồn vốn tại thời điểm cuối năm 2021. FLC có hơn 2,034 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 4,169 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Chi phí lãi vay trong năm này là 375 tỷ đồng, giảm 33% so với năm trước và tương đương 91% lợi nhuận gộp của FLC.

Trong đó, Sacombank là chủ nợ lớn nhất với dư nợ ngắn và dài hạn hơn 1,840 tỷ đồng vào cuối năm 2021. Đầu năm 2021, FLC không có dư nợ tại Sacombank.

BIDV cũng cho FLC vay hơn 1,747 tỷ đồng; OCB với 1,392 tỷ đồng; NCB cho vay 634 tỷ đồng và Agribank là 169 tỷ đồng.

Các khoản nợ trên được FLC thế chấp chủ yếu bằng quyền sử dụng đất, các tài sản gắn liền với đất và tài sản khác. Ngoài ra, FLC dùng 60 triệu cp Bamboo Airways để làm tài sản đảm bảo cho một khoản vay tại NCB. 

Phần lớn hợp đồng vay vốn của FLC được ký kết trong hai năm 2020-2021, giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát khiến hoạt động kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch, hàng không của tập đoàn này bị ảnh hưởng.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 4/2021 của FLC. Đvt: Tỷ đồng

Ngoài Tập đoàn FLC, các ngân hàng còn cho vay hàng trăm tỷ đồng tại FLCHomes, FLC Faros.

BCTC hợp nhất quý 4/2021 của FLCHomes (FHH) cho thấy gần 400 tỷ đồng khoản vay ngắn và dài hạn tại Sacombank có thời hạn 15 năm, mục đích là bù đắp vốn tự có đã chi. Tài sản đảm bảo gồm 57.5 triệu cp Bamboo Airways (BAV) do ông Trịnh Văn Quyết sở hữu và toàn bộ tài sản/quyền tài sản thuộc và/hoặc liên quan đến dự án sân golf Hạ Long.

FLCHomes cũng vay gần 200 tỷ đồng tại NCB để bổ sung vốn lưu động. Tài sản đảm bảo là cổ phiếu Bamboo Airways, gồm 30 triệu cp do vợ chồng ông Quyết sở hữu và 30 triệu cp thuộc FLC sở hữu.

FLCHomes vay OCB 108 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động. Tài sản đảm bảo gồm các khoản tiền gửi và cổ phiếu do Bamboo Airways phát hành. Trong số này có 5.06 triệu cổ phiếu do vợ chồng ông Quyết sở hữu và 13 triệu cp do FLC sở hữu.

Các bên liên quan lên tiếng về rủi ro

Ngay sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, FLC thông tin vụ việc này liên quan đến các giao dịch mua bán chứng khoán của cá nhân ông Quyết, FLC không phải là chủ thể có liên quan hay có những hoạt động liên quan. Theo FLC, vụ việc hoàn toàn không tác động hoặc làm thay đổi các định hướng quan trọng của FLC trong hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh cũng như phát triển bền vững trong thời gian tới. Đồng thời, cũng không ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, cổ đông cũng như các đối tác đang có giao dịch, hợp tác với Tập đoàn.

Đồng thời, hiện nay ông Trịnh Văn Quyết đã tiến hành ủy quyền cho bà Vũ Đặng Hải Yến, Phó Tổng Giám đốc của Tập đoàn FLC. Theo đó, bà Vũ Đặng Hải Yến sẽ thay mặt và đại diện cho ông Trịnh Văn Quyết thực hiện các công việc, quyền của Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC - Chủ tịch HĐQT CTCP Bamboo Airways; cũng như toàn bộ quyền cổ đông tại hai doanh nghiệp. Ông Trịnh Văn Quyết cũng ủy quyền cho bà Vũ Đặng Hải Yến toàn bộ các quyền liên quan đến tài sản, quyền tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.

Mới đây, Sacombank là ngân hàng đầu tiên lên tiếng về các giao dịch tín dụng của FLC tại ngân hàng. Sacombank khẳng định các khoản vay của FLC đảm bảo tuân thủ pháp luật và an toàn. Hoạt động cấp tín dụng của Sacombank được thực hiện đúng quy định pháp luật và quy định nội bộ, các khoản vay có đầy đủ tài sản đảm bảo.

Hiện tại, FLC đang hoạt động bình thường và thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký với Sacombank. Và như nguyên tắc thông thường trong hoạt động cấp tín dụng đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo, trường hợp có phát sinh rủi ro, Sacombank sẽ chủ động áp dụng các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo theo quy định pháp luật để thu hồi nợ, đảm bảo an toàn cho hoạt động của Sacombank.

Còn tại OCB, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc cho hay, các khoản vay của FLC tại OCB chủ yếu là vay đầu tư vào dự án, ngoài ra có một phần cho vay ngắn hạn vốn lưu động với Bamboo Airways, nhưng không nhiều.

Liên quan đến khoản vay được thế chấp bằng cổ phiếu của Bamboo Airways, ông Tùng cho hay, hiện tổng giá trị tài sản đảm bảo bằng bất động sản mà ngân hàng nắm giữ khoảng hơn 2,000 tỷ đồng, lớn hơn rất nhiều so với khoản vay của FLC tại OCB (thông thường ngân hàng chỉ cho vay 70 - 80% tổng giá trị tài sản đảm bảo). Chính vì vậy, nếu có rủi ro xảy ra, chỉ riêng xử lý tài sản đảm bảo là ngân hàng đã đảm bảo khả năng thu hồi nợ.

Tổng số tài sản thế chấp bằng cổ phần BAVOCB nhận về đảm bảo cho khoản vay chỉ khoảng 100 tỷ đồng - chủ yếu bổ sung thêm tài sản đảm bảo cho khoản vay vốn lưu động và làm tăng trách nhiệm ràng buộc của doanh nghiệp. Quan điểm của ngân hàng luôn xem bất động sản là tài sản đảm bảo chủ chốt, cổ phần chỉ là tài sản bổ sung.

OCB sẽ theo dõi sát sao để đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Tuy vậy, đến thời khắc này, OCB tương đối yên tâm về khoản cho vay với FLC, do tài sản đảm bảo lớn và doanh nghiệp vẫn hoạt động ổn định.

* Bộ Công an nói về thiệt hại do Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết gây ra

* Bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết

* Bộ Tài chính lên tiếng về vụ ông Trịnh Văn Quyết

* Sacombank lên tiếng về các khoản vay của FLC Group

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   Sacombank lên tiếng về các khoản vay của FLC Group (30/03/2022)

>   Tăng trưởng tín dụng quý 1/2022 đạt 4.03% (29/03/2022)

>   Muốn không bị rớt lại đằng sau, Việt Nam cần phát triển tiền kỹ thuật số (29/03/2022)

>   Chính phủ đồng ý chủ trương kéo dài thời gian thí điểm xử lý nợ xấu (28/03/2022)

>   Fed tăng lãi suất – Việt Nam vẫn cần thêm thời gian (28/03/2022)

>   Tín dụng trên địa bàn TP.HCM tăng 3,65% trong quý I/2022 (28/03/2022)

>   LienVietPostBank vinh dự nhận 2 giải thưởng quốc tế uy tín (28/03/2022)

>   Bac A Bank: Mục tiêu lãi trước thuế 2022 đạt 1,000 tỷ đồng, tăng vốn lên hơn 9,350 tỷ đồng (28/03/2022)

>   Lỗ hổng nghiêm trọng sao lại xuất hiện dễ dàng? (28/03/2022)

>   Ngân hàng Shinhan Việt Nam có tân Tổng Giám đốc (28/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật