Chủ Nhật, 13/03/2022 12:16

Ông lớn phân bón Na Uy cắt giảm sản lượng vì giá khí thiên nhiên tăng mạnh

Yara – một trong những nhà sản xuất phân bón lớn nhất thế giới – cho biết họ đã cắt giảm sản lượng amoniac và urê tại Ý và Pháp do giá khí đốt tự nhiên tăng cao. Đây lại là một tín hiệu cho thấy chi phí sản xuất thực phẩm ngày càng tăng.

Giá khí đốt tự nhiên, được sử dụng trong quá trình sản xuất phân bón đã tăng lên mức kỷ lục trong những ngày gần đây, nhất là sau khi Nga mở cuộc tấn công quân sự đối với Ukraine.

Các nhà máy sản xuất phân bón của Yara ở vùng Ferrara của Ý và Le Havre của Pháp có tổng công suất hàng năm là 1 triệu tấn amoniac và 0.9 triệu tấn phân urê.

"Để tối ưu hóa và bảo trì tại các cơ sở sản xuất, công ty sản xuất amoniac và urê của Yara ở châu Âu dự kiến ​​sẽ chỉ hoạt động với khoảng 45% công suất bắt đầu từ cuối tuần này", Yara cho biết trong một tuyên bố.

Yara là hãng sản xuất amoniac lớn thứ hai thế giới với tổng công suất tại châu Âu lên tới 4.9 triệu tấn/năm. Amoniac được sử dụng để sản xuất phân urê.

“Yara sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và cân đối việc sản xuất trên quy mô toàn cầu trong phạm vi có thể để đảm bảo nguồn cung cũng như tính liên tục trong chuỗi cung ứng thực phẩm, nhưng sẽ giảm sản xuất nếu cần trước các điều kiện thị trường đầy thách thức”, Công ty cho biết.

 

Ông Svein Tore Holsether, Giám đốc điều hành Công ty sản xuất phân bón Yara, lưu ý, chi phí đã tăng quá cao để có thể duy trì sản xuất phân bón quy mô lớn.

Vị CEO này không chắc khi nào hoạt động sản xuất phân bón của châu Âu sẽ hoạt động hết công suất trở lại. "Phần lớn ngành sản xuất phân bón đứng trước nguy cơ không thể cung cấp đủ cho nông dân và điều đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng khá nhanh", ông đánh giá.

Ông Chris Lawson, Trưởng bộ phận nghiên cứu ngành hàng phân bón tại Công ty nghiên cứu thị trường CRU Group, cho biết giá phân urê đã được giao dịch gần mức 1,000 USD/tấn, gấp khoảng 4 lần mức giá đầu năm 2021. Cho nên, không phải nông dân nào cũng chấp nhận mức chi phí phân bón tăng vọt như vậy để duy trì canh tác, cho dù giá nông sản đã tăng lên.

Không chỉ vấn đề giá, việc tiếp cận nguồn phân bón nhập khẩu cũng là bài toán khó. Đối với các quốc gia không tự sản xuất phân bón, việc nhập khẩu sẽ khó khăn hơn nhiều, điều này sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với hệ thống lương thực toàn cầu.

 

* Giá phân bón liên tục leo thang, cơ hội của các doanh nghiệp sản xuất trong nước?

* Nga tạm dừng xuất khẩu phân bón

Vũ Hạo (Theo CNN)

FILI

Các tin tức khác

>   Sẽ ra sao nếu Nga ngắt kết nối với Internet? (13/03/2022)

>   Chuyên gia: Việc thay thế các tài nguyên từ Nga không phải là dễ dàng (12/03/2022)

>   Trung Quốc khó giúp Nga né lệnh trừng phạt (12/03/2022)

>   Goldman Sachs: Nền kinh tế Mỹ có 35% khả năng suy thoái (12/03/2022)

>   WHO cân nhắc kết thúc tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì dịch Covid-19 (12/03/2022)

>   Mỹ sẽ cấm nhập khẩu thủy sản, kim cương và vodka từ Nga (12/03/2022)

>   Tổng thống Biden: “Mỹ và đồng minh sẽ rút lại quy chế Tối huệ quốc với Nga” (12/03/2022)

>   Chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy vì khủng hoảng Nga - Ukraine (12/03/2022)

>   Xung đột với Nga khiến kinh tế Ukraine thiệt hại gần 120 tỷ USD (12/03/2022)

>   Nhiều nước lo ngại lạm phát kéo dài do giá nhiên liệu tăng mạnh (12/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật