Thứ Bảy, 12/03/2022 09:45

Chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy vì khủng hoảng Nga - Ukraine

Dịch Covid-19 đã làm tê liệt hệ thống vận tải toàn cầu trong hơn hai năm qua. Giờ, cuộc chiến ở Ukraine một lần nữa khiến chuỗi cung ứng điêu đứng.

Theo CNBC, cuộc giao tranh ở Ukraine đang gây gián đoạn nghiêm trọng hệ thống vận tải toàn cầu. Các lực lượng của Nga chặn những tuyến đường vận chuyển, các công ty hậu cần tạm ngừng dịch vụ, giá cước hàng không tăng vọt.

Theo ông Dylan Alperin tại nền tảng phần mềm chuỗi cung ứng Keelvar, lực lượng hải quân Nga đã chặn đường vận chuyển ra vào Biển Azov - một trong số ít cửa ngõ thương mại đường biển của Ukraine.

"Một lượng lớn tàu thuyền đang chờ để đi qua eo biển Kerch. 70% hàng hóa xuất khẩu của Ukraine được vận chuyển bằng tàu. Tình trạng tắc nghẽn tệ đi từng giờ", ông chia sẻ.

Chuỗi cung ứng toàn cầu ảnh 1

Ước tính có khoảng 3.500 thủy thủ bị chôn chân trên khoảng 200 tàu tại các cảng của Ukraine. Tại Biển Đen và Biển Azov, 5 tàu chở dầu và hàng đã bị tấn công bằng tên lửa. Ảnh: Wall Street Journal.

Đứt gãy hệ thống vận tải

"Các khu vực ở Biển Đen và Biển Azov hiện rất nguy hiểm. Các tàu thuyền đã bị tấn công bởi tên lửa. Những tuyến đường vận chuyển thương mại cũng đóng cửa", ông Christian Roeloffs, Giám đốc điều hành của ContainerxChange, cho biết.

"Nhiều tàu đã bị trúng đạn, các thuyền viên thuộc nhiều quốc tịch thiệt mạng, bị thương và mắc kẹt trên những con tàu đang neo đậu tại cảng", Phòng Vận tải Quốc tế cảnh báo hôm 10/3.

Hàng chục con tàu chở hàng đang mắc kẹt ở cảng Mykolaiv của Ukraine. Ước tính có khoảng 3.500 thủy thủ bị chôn chân trên khoảng 200 tàu tại các cảng của Ukraine, theo công ty theo dõi hàng hải Windward Ltd. (có trụ sở ở London).

Theo các nhà chức trách cảng Ukraine, tại Biển Đen và Biển Azov, 5 tàu chở dầu và hàng đã bị tấn công bằng tên lửa.

Nhiều tàu đã bị trúng đạn, các thuyền viên thuộc nhiều quốc tịch thiệt mạng, bị thương và mắc kẹt trên những con tàu đang neo đậu tại cảng.

Phòng Vận tải Quốc tế cảnh báo hôm 10/3.

Các tàu gặp nạn bao gồm tàu ​​chở dầu, tàu container và tàu chở hàng từ Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Moldova và Estonia. Những hàng hóa được vận chuyển bao gồm dầu diesel, đất sét và ngũ cốc.

Liên đoàn Công nhân Vận tải Quốc tế đã tuyên bố vùng biển ngoài khơi Ukraine là khu vực nguy hiểm và kêu gọi tăng cường bảo vệ các thủy thủ. Theo các nhóm vận động, nhiều thuyền viên mắc kẹt đang cạn kiệt nguồn thức ăn và nhiên liệu.

"Các thủy thủ giờ phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn. Hoặc là ở lại, bị cạn kiệt thức ăn và có thể thiệt mạng, hoặc cố tìm đến vùng an toàn và có nguy cơ va phải một quả thủy lôi", ông Munro Anderson tại công ty an ninh hàng hải Dryad Global chia sẻ.

Theo các công ty vận tải, hàng hóa đang ùn ứ bởi các cảng Odessa và Mariupol của Ukraine đóng cửa, hư hại hoặc bị tấn công.

Cảng Odessa là cảng lớn nhất của Ukraine và là cảng xuất khẩu ngũ cốc chính. Đất nước là một trong những nước xuất khẩu lớn nhất các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch và ngô. Nga và Ukraine chiếm khoảng 29% thị trường xuất khẩu lúa mì toàn cầu.

Mariupol - thành phố cảng và trung tâm công nghiệp quan trọng - đã bị pháo kích dữ dội.

Chi phí tăng vọt

Không phận của Ukraine đã bị đóng cửa. Các hãng hàng không cũng né tránh không phận Nga. Điều đó khiến giá cước vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không tăng vọt.

Theo ông Judah Levine - Trưởng bộ phận nghiên cứu của Freightos Group, các hãng hàng không tránh không phận Nga và phải bay tuyến đường dài hơn thay thế. Điều này làm gia tăng chi phí nhiên liệu.

Giá dầu tăng lên mức kỷ lục cũng kéo chi phí nhiên liệu của các hãng vận tải tăng cao. "Chúng ta đang đối mặt với tình trạng tồn đọng và ùn ứ hàng hóa chưa từng có. Trong khi đó, giá đã tăng lên mức kỷ lục và có thể tăng cao hơn nữa", ông Alperin cảnh báo.

Theo ông Levine, giá cước vận chuyển từ Trung Quốc đến châu Âu của Freightos Air Index đã tăng hơn 80% vào cuối tháng 2 lên 11,36 USD/kg. Một số hãng vận tải áp dụng phụ phí rủi ro chiến tranh.

Chuỗi cung ứng toàn cầu ảnh 2

Cuộc giao tranh giữa Nga và Ukraine đẩy giá dầu lên mức kỷ lục, khiến chi phí nhiên liệu của các hãng vận tải càng tăng cao hơn nữa. Ảnh: Reuters.

Ông Bindiya Vakil - Giám đốc điều hành của công ty quản lý rủi ro chuỗi cung ứng Resilinc - cho biết một số công ty bảo hiểm đã tăng phí bảo hiểm của những hàng hóa được vận chuyển ở Biển Đen.

Nhiều công ty hậu cần dừng giao hàng đến và đi khỏi Nga và Ukraine. Các công ty vận tải container cũng né tránh Nga. Công ty vận chuyển hàng hóa DHL tuyên bố đã đóng cửa văn phòng ở Ukraine cho đến khi có thông báo mới. Nói với CNBC, UPS cho biết cũng tạm ngừng dịch vụ đến và đi từ Ukraine, Nga và Belarus.

Theo ông Alperin, ngày càng nhiều hãng vận tải ngừng dịch vụ ở Nga. Trong khi đó, giá tàu chở dầu đã “tăng vọt” với mức tăng đột biến từ 157% lên 591%.

Phòng Vận chuyển Quốc tế cũng cảnh báo rằng tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng có thể trở nên tồi tệ hơn bởi sự thiếu hụt đội ngũ vận chuyển do chiến tranh. Các thuyền viên Ukraine và Nga chiếm 14,5% lực lượng lao động vận tải biển toàn cầu.

Thảo Phương

ZING

Các tin tức khác

>   Xung đột với Nga khiến kinh tế Ukraine thiệt hại gần 120 tỷ USD (12/03/2022)

>   Nhiều nước lo ngại lạm phát kéo dài do giá nhiên liệu tăng mạnh (12/03/2022)

>   Lạm phát kèm suy thoái - cơn ác mộng đối với nền kinh tế Mỹ (12/03/2022)

>   Kinh tế Mỹ, châu Âu chịu ảnh hưởng ra sao khi trừng phạt Nga (12/03/2022)

>   Các CEO tại Apple, McDonald, Southwest nói gì về lạm phát? (01/03/2022)

>   Dầu từ Nga lại bị “ế” dù bán với giá rất rẻ (11/03/2022)

>   IMF: Nga có khả năng vỡ nợ (11/03/2022)

>   Mỹ xem xét chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga (11/03/2022)

>   Các tập đoàn sản xuất vũ khí lặng lẽ bỏ túi hàng tỷ USD từ cuộc chiến Ukraine (11/03/2022)

>   Nga có thể quốc hữu hóa các công ty nước ngoài? (11/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật