Thứ Hai, 07/03/2022 13:00

Những tiền lệ xấu trên sàn chứng khoán

“Tôn chỉ của luật pháp chính là phúc lợi xã hội” - Benjamin Cardozo (1870 - 1938), Cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.

Đầu năm 2022, ngày 10/01 thị trường chứng khoán được một phen xôn xao một chủ tịch “có tiếng” trên sàn đã bán ra gần 75 triệu cp của doanh nghiệp mình làm chủ nhưng không công bố dự kiến giao dịch. Thị trường chứng khoán Việt lập tức dậy sóng vì hành vi bán chui này. Một phần vì đây không phải lần đầu vị chủ tịch này “bán chui” (lần đầu vào năm 2017).

Ngày 11/01, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã quyết định hủy giao dịch trên và thực hiện hoàn tiền cho các tài khoản đối ứng. Cùng ngày, Bộ Tài chính ra quyết định phong tỏa các tài khoản chứng khoán đứng tên vị lãnh đạo này.

Quyết định kịp thời của UBCKNN phần nào xoa dịu được làn sóng phẫn nộ về hành động bán chui kể trên. Tuy nhiên, dù phản ứng khá nhanh, quyết liệt và cần thiết của UBCKNN lại phần nào chưa đủ, chưa hoàn chỉnh khi không thể khắc phục hết thiệt hại.

Việc hủy bỏ chỉ liên quan đến giao dịch bán chui 75 triệu cp, các giao dịch khác liên quan tới mã này trong phiên 10/01 vẫn giữ nguyên, dẫn tới một số hệ lụy nhất định. Thị trường chia làm 2 nhóm, các nhà đầu tư được hoàn tiền do có giao dịch đối ứng trong phiên 10/01 và các nhà đầu tư còn lại không được hoàn tiền.

Sau đó không lâu, thị trường lại tiếp tục ồn ào với một vụ việc chưa hề có tiền lệ. Với nghiệp vụ hồi tố báo cáo tài chính thực hiện trong năm 2021, HAG ghi nhận lỗ sau thuế trong 3 năm 2017, 2018 và 2019. Kết quả lỗ 3 năm liên tiếp khiến cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc. Sau khi hồi tố, HAG đã có giải trình, xin được thử thách để duy trì niêm yết “bởi các cổ đông mua cổ phiếu dựa trên tình hình kinh doanh hiện tại và triển vọng tương lai chứ không phải thông tin tài chính quá khứ cách đây 3-5 năm”.

Trong báo cáo các năm trước, đơn vị kiểm toán báo cáo của HAG - EY Việt Nam - liên tục nêu ý kiến (ngoại trừ 3 năm liên tiếp) với HAG về các khoản phải thu và HAG đều kiên quyết bỏ ngoài tai. Mãi đến năm 2021 HAG mới chịu nghe EY Việt Nam, dẫn tới tình trạng kể trên.

Có thể bóc tách sự việc như sau: Ban đầu HAG nhất định không trích lập, né án huỷ niêm yết năm 2020. Đến năm 2021, Công ty đồng ý với EY, nhiệt tình hồi tố lỗ vào 3 năm từ 2017 - 2019, bám vào kẽ hở trong quy định niêm yết (không quy định về việc hủy niêm yết khi hồi tố hay không). Để kế hoạch này thành công thì bắt buộc năm 2021 phải có lời. Ban lãnh đạo của HAG có vẻ đang khéo léo "gài" HOSE vào thế khó.

Tương tự sự cố nghẽn lệnh HOSE cuối năm 2020, đầu năm 2021 (một tiền lệ khác) khi lượng nhà đầu tư tham gia thị trường tăng vọt, thanh khoản thị trường vượt xa năng lực của hệ thống, dẫn tới tình trạng nghẽn lệnh. Hệ thống cũ của HOSE được đưa vào hoạt động từ năm 2000 nhưng tới 20 năm sau vẫn không được nâng cấp đúng mức. Chính lãnh đạo Ủy ban chứng khoán cũng thừa nhận, ngay từ khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động thì bản thân cũng như các nhà kinh tế nắm rất rõ về thị trường nhưng cấu phần công nghệ của hệ thống chứng khoán thì dường như chưa ai nắm rõ. Cách quản lý hiện tại đang cho thấy sự đi sau so với thị trường.

Trường hợp bán chui cổ phiếu dẫn tới phải hủy giao dịch hay vụ HAG hồi tố có vẻ đều nằm trong tính toán của một hoặc vài cá nhân đã nhìn ra lỗ hổng của quy định để lách. Thế khó của cơ quan chức năng lúc này là có quyền ra quyết định nhưng buộc phải cân đo rất nhiều vì mỗi quyết định đưa ra đều tạo ra tiền lệ và sẽ ảnh hưởng tới thị trường sau này.

Vụ mua bán chui 75 triệu cp về cơ bản đã giải quyết được bức xúc của thị trường song vẫn để ngỏ sự lo ngại giao dịch hoàn toàn có khả năng bị hủy bỏ vì lý do nào đó. Với trường hợp HAG, thị trường cũng đang lo lắng vì những hệ lụy.

Về dài hạn, muốn thị trường phát triển bền vững, minh bạch và đúng hướng, cơ quan quản lý phải đưa ra những biện pháp thật chặt chẽ để hạn chế tối đa các lỗ hổng. Để được như vậy cần có tầm nhìn xa - rộng và bám sát với diễn biến thị trường, thậm chí cần phải dự báo được những “chiêu thức lách luật” của doanh nghiệp, nhà đầu tư để có biện pháp ngăn chặn và xử lý sớm.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán tháng 3 trước nỗi lo lạm phát (07/03/2022)

>   Cổ phiếu nào thường tăng vào tháng 3? (04/03/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 04/03: Bộ đôi HAG và HNG bật tăng (04/03/2022)

>   BVB: Quyết định Hội đồng quản trị (04/03/2022)

>   HRT: Giải trình chênh lệnh kết quả sàn xuất kinh doanh năm 2021 so với năm 2020 (04/03/2022)

>   FUEVFVND: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 04/03/2022 (04/03/2022)

>   FUEVN100: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 04/03/2022 (04/03/2022)

>   FUEKIV30: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 03/03/2022 (04/03/2022)

>   E1VFVN30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 04/03/2022 (04/03/2022)

>   FUEKIV30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 04/03/2022 (04/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật