Nhịp đập Thị trường 25/03: Cổ phiếu dệt may lên ngôi
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0.24 điểm, đạt 1,498.5 điểm; HNX-Index giảm 1.05 điểm, xuống còn 461.75 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên mua với 589 mã tăng và 454 mã giảm. Trong rổ VN30, sắc đỏ có sự áp đảo với 18 mã giảm, 8 mã tăng và 4 mã tham chiếu.
Khối lượng giao dịch của VN-Index ghi nhận cuối phiên đạt hơn 768 triệu đơn vị, với giá trị hơn 24.5 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 128 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt hơn 3.6 ngàn tỷ đồng.
Tâm lý thận trọng tiếp tục chi phối khiến cho diễn biến của thị trường chung trở nên khá “buồn ngủ”. Chỉ số VN-Index liên tục trồi sụt quanh mốc tham chiếu khi nhóm cổ phiếu Large Cap có sự phân hóa mạnh. Kết phiên, các mã MWG, VPB và BID là những mã có đóng góp tích cực nhất cho chỉ số. Ngược lại, đối trọng là sắc đỏ của các mã VCB, GAS và CTG.
Với chỉ số HNX-Index, dù diễn biến đã có sự cải thiện đáng kể so với phiên sáng nhờ sắc xanh mạnh mẽ của các mã HUT, TIG, TNG… song chỉ số cũng đành “ngậm ngùi” kết phiên trong sắc đỏ trước sức ép lớn từ cổ phiếu KSF (-8.2%).
Nhóm cổ phiếu sản xuất hàng gia dụng ghi nhận diễn biến lạc quan nhờ tình hình sản xuất khởi sắc và hoạt động xuất khẩu đơn hàng duy trì sự tích cực, đặc biệt đối với nhóm hàng dệt may, may mặc. Kết phiên, cả nhóm có 16 mã tăng xanh và chỉ 1 mã giảm đỏ. Trong đó, GIL kịch trần 7%, TDT tăng ăng 4.69%, TNG tăng 5.28%, TCM tăng 3.77%, MSH tăng 4.08%, EVE tăng 5.49%...
Ở chiều ngược lại, các ngành khai khoáng, bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng… lại có diễn biến ảm đạm.
Về giao dịch của khối ngoại, khối này bán ròng tổng cộng 48.9 tỷ đồng trên sàn HOSE, trong đó VCI và VNM là hai mã bị bán ròng nhiều nhất. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 753 triệu đồng, trong đó PVS là mã được mua ròng nhiều nhất.
Diễn biến các nhóm ngành cuối phiên 25/03. Nguồn: VietstockFinance
|
13h40: Liên tục trồi sụt
Chỉ số VN-Index tiếp tục có diễn biến ảm đạm khi tâm lý thận trọng vẫn chưa được rũ bỏ. Diễn biến tương tự cũng xuất hiện ở chỉ số VN30 và HNX-Index.
Rổ VN30 hiện có 12 mã tăng xanh, 15 mã giảm đỏ và 4 mã tham chiếu. Trong đó, VCB đang dẫn đầu chiều giảm với sắc đỏ 1.1%, SSI và POW theo sau với mức giảm khoảng 0.9%. Ngược lại, cổ phiếu MWG duy trì sự khởi sắc với mức tăng 4%, NVL và PNJ theo sau với mức tăng trên 1%.
Các nhóm ngành chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, dầu khí đang ghi nhận sắc đỏ
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu chế biến thủy sản và nhóm phân bón đang giao dịch khá lạc quan. DPM đang xanh 5.9%, BFC tăng 5.1%, DCM tăng 2.9%, IDI tăng 5.42%, ABT tăng 3.16%, VHC tăng 2.74%...
Phiên sáng: Hồi về sát mức tham chiếu
Thị tường có sự hồi phục trước khi bước vào giờ nghỉ trưa. Kết thúc phiên sáng, VN-Index giảm nhẹ 0.53 điểm, đừng chân ở mức 1,497.73 điểm; HNX-Index giảm 1.53 điểm, xuống còn 461.27 điểm. Độ rộng toàn thị trường kết phiên sáng khá cân bằng với 490 mã tăng và 460 mã giảm. Trong rổ VN30, sắc đỏ chiếm ưu thế với 18 mã giảm, 9 mã tăng và 3 mã đứng giá.
Khối lượng giao dịch của VN-Index ghi nhận trong phiên sáng đạt hơn 410 triệu đơn vị, với giá trị gần 12.8 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 74 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt gần 2.2 ngàn tỷ đồng.
Sắc xanh tiêu biểu nhất với VN-Index trong phiên sáng là BID khi góp gần 1 điểm tăng cho chỉ số này. Theo sau là các mã NVL, MWG và PLX. Ở chiều ngược lại VCB, GAS, SAB và MSN là những mã có tác động tiêu cực nhất.
Nhóm cổ phiếu tiện ích ghi nhận sự sụt giảm đáng kể trong phiên giao dịch. Ông lớn GAS tụt dốc 1.78%, các cổ phiếu như POW, GEG, PPC, VSH và TMD cùng lùi xuống dưới mức tham chiếu. Một số cổ phiếu khác vẫn giữ được sắc xanh trong nhóm là IDC, BWE, DTK…
Gây ấn tượng gần đây ở nhóm cổ phiếu bán lẻ có thể kể đến các mã như FRT, PET, DGW. Các cổ phiếu này đang có giai đoạn tăng giá khá ấn tượng. Trong phiên giao dịch hôm nay, PET mở hết biên độ và đang hiện sắc tím, DGW tiến sát mức giá trần, FRT tiếp tục leo dốc 2.73%.
Diễn biến các nhóm ngành cuối phiên sáng 25/03. Nguồn: VietstockFinance
|
Chế biến thủy sản đang là ngành tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng 2.17%. Trong khi đó, tiện ích là ngành giảm mạnh nhất khi giảm 0.98%.
Khối ngoại bán ròng hơn 129 tỷ đồng trên sàn HOSE, trong đó DXG và GEX là hai mã bị bán ròng nhiều nhất. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng nhẹ hơn 1 tỷ đồng, trong đó TVD là mã được mua ròng nhiều nhất.
10h30: Quay đầu giảm điểm
Sắc xanh duy trì đầu phiên song lực bán mạnh khiến VN-Index chìm dần về sắc đỏ. VN-Index giảm hơn 3 điểm và HNX-Index giảm hơn 2 điểm.
VIC tiếp tục điều chỉnh và điều này cũng khiến chỉ số chung mất đi gần 0.4 điểm, theo sau là BID khi cũng lấy đi gần 0.3 điểm. Ngược lại, VHM có phiên hồi phục nhẹ nhưng cũng phần nào giúp góp vào chỉ số hơn 0.5 điểm.
Nhóm ngành dầu khí đều chịu sự điều chỉnh khi có giá dầu giảm do Mỹ có thể giải phóng thêm kho dự trữ dầu. GAS, PVS, BSR và PVD đều giảm trên 1%... Chịu ảnh hưởng chung với thị trường là nhóm vật liệu xây dựng, cụ thể là ngành thép khi chịu áp lực bán. HPG, HSG và NKG đều có mức giảm nhẹ dưới tham chiếu 1%...
Ngược lại, nhóm chế biến thủy sản lại cho thấy sự tích cực khi nhóm này tiếp tục ghi nhận những tăng trưởng vượt bậc trong năm 2022. VHC và CMX tăng gần 1%, FMC tăng hơn 1%, IDI tăng gần 4%...
So với đầu phiên, lực bán đang áp đảo hơn. Số mã giảm đang là 437 mã và số mã tăng là 439 mã.
Mở cửa: Các chỉ số trái chiều
Sau phiên ATO, thị trường chứng kiến sắc xanh trải đều trên nhiều nhóm cổ phiếu, VN-Index cũng có cho mình hơn 2 điểm tăng. Trong khi đó, HNX-Index lại đang giao dịch trong sắc đỏ với mức giảm hơn 2 điểm.
VN30-Index tăng ở mức khoảng 4 điểm ngay sau phiên ATO, với 17 mã tăng giá và chỉ khoảng 4 mã đang giao dịch dưới mức giá tham chiếu. Sắc xanh tiêu biểu nhất trong rổ là KDH khi tiến khá tốt hơn 1%. Theo sau KDH là các mã NVL, FPT, VCB và VPB. Ở chiều ngược lại, GAS, POW và VIC cùng giảm giá nhẹ xuống dưới tham chiếu.
Sắc xanh đang chiếm ưu thế ở nhóm cổ phiếu ngân hàng. VCB, VPB và EIB hiện đang tăng khá tôt, đồng thời là những mã có tác động tích cực nhất đến chỉ số VN-Index. Đà tăng còn lan tỏa ở nhiều cổ phiếu khác trong nhóm như TCB, VPB, MBB hay ACB,…
Ngoài ra, các ông lớn ngành bất động sản là VHM, NVL hay DIG cũng đang cùng tăng giá nhẹ lên trên mức tham chiếu.
Lý Hỏa
FILI
|