Thứ Năm, 03/03/2022 21:10

Khó khăn khi triển khai gói kích thích kinh tế chủ yếu tập trung ở đầu tư công

Tiến độ cũng như công tác tổng hợp các dự án đầu tư công thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội hiện nay có chậm hơn một chút do các bộ, ngành, địa phương có tiến độ thực hiện rất khác nhau, thường có sự chờ đợi lẫn nhau.

Cơ bản đúng tiến độ

Chiều 3/3, tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022 do Văn phòng Chính phủ đã tổ chức,  phóng viên hỏi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình triển khai gói kích thích kinh tế, trong sự kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp. Bộ đã có những lưu ý gì đối với các bộ, ngành, địa phương khi triển khai?

Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Báo cáo tình hình công tác của bộ, ngành, địa phương có liên quan.

Kết quả cho thấy, so với yêu cầu, tiến độ của Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ thì cơ bản các bộ, ngành, địa phương đáp ứng được yêu cầu về tiến độ. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn trong việc tổng hợp công tác triển khai.

Bộ Tài chính đã rất chủ động dự thảo và trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn về các chính sách liên quan đến điều chỉnh thuế, phí và lệ phí để có thể triển khai được ngay trong những tháng đầu năm 2022.

Về các giải pháp liên quan đến nguồn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng rất chủ động trong việc phối hợp với các bộ, trong đó có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để soạn thảo các văn bản, nhất là các nghị định về hướng dẫn đối với các nguyên tắc, tiêu chí, cũng như là các đối tượng để được hỗ trợ từ nguồn tín dụng ưu đãi trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Khó khăn chủ yếu tập trung ở phần đầu tư công

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, khó khăn trong triển khai Nghị quyết 11 chủ yếu tập trung ở phần về đầu tư công, do liên quan đến nhiều dự án cũng như trình tự, thủ tục phê duyệt các dự án.

Tiến độ cũng như công tác tổng hợp các dự án đầu tư công thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội hiện nay có chậm hơn một chút do các bộ, ngành, địa phương có tiến độ thực hiện rất khác nhau, thường có sự chờ đợi lẫn nhau, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có ý kiến đối với Chính phủ về việc chỉ đạo trong thời gian tới theo hướng cho các bộ, ngành, địa phương nào xong trước thì tổng hợp, trình Thủ tướng các dự án đầu tư công; bộ, ngành nào hoàn thiện sau thì trình sau.

Trên cơ sở đó, sau khi có ý kiến của Chính phủ, có Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có dự kiến tiến độ triển khai trong thời gian sắp tới.

Riêng trong năm 2022, giai đoạn đầu ngay sau khi ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022, công tác chuẩn bị hồ sơ cơ bản hoàn thành trong tháng 2 và tháng 3, trên cơ sở đó một số chính sách đang trình các cấp có thẩm quyền cấp cao.

Ví dụ như đối với đầu tư công, chúng ta còn phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi giao kế hoạch cụ thể cũng như phương án phân bổ dự toán năm 2022 tăng thêm đối với các bộ, ngành, địa phương. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định trước khi Thủ tướng Chính phủ triển khai công tác cụ thể. Do vậy, cơ bản đến tháng 4 và tháng 5 có thể triển khai được gói đầu tư.

Tập trung triển khai khẩn trương, hiệu quả

Về lưu ý với các bộ, ngành, địa phương, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng đối với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP rất chi tiết với các khoản mục cụ thể.

Nghị quyết đã giao các nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương có liên quan gắn với tiến độ, thời gian cũng như là các hình thức triển khai thực hiện.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư rất mong muốn các bộ, ngành, địa phương giám sát các nhiệm vụ được phân công theo Nghị quyết 11 để triển khai thực hiện khẩn trương, hiệu quả, có như vậy thì hiệu quả của Chương trình được phát huy cao nhất có thể.

Minh Hồng

FILI

Các tin tức khác

>   Tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu (03/03/2022)

>   Thảo luận về dự án vành đai 3 TPHCM tại phiên họp Chính phủ thường kỳ (03/03/2022)

>   Việt Nam là địa bàn quan trọng hàng đầu, điểm đến của các nhà đầu tư Đức và EU (02/03/2022)

>   Thủ tướng yêu cầu cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước yếu kém, thua lỗ (01/03/2022)

>   PMI tháng 3 còn 51.7 điểm, việc làm và sản lượng đều giảm (01/04/2022)

>   Toàn cảnh kinh tế xã hội Việt Nam 2 tháng đầu năm 2022 (28/02/2022)

>   Xung đột tại Nga – Ukraine như “cú đấm bồi” vào nền kinh tế Việt Nam năm 2022 (28/02/2022)

>   CPI tháng 2/2022 tăng 1% so với tháng trước (28/02/2022)

>   Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 02/2022 ước tính giảm 12.4% (28/02/2022)

>   Cuộc chiến Nga – Ukraine sẽ đẩy chi phí sản xuất của Việt Nam tăng cao (27/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật