Thứ Hai, 28/02/2022 15:07

Toàn cảnh kinh tế xã hội Việt Nam 2 tháng đầu năm 2022

Dịch Covid-19 kéo dài, diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế và đời sống xã hội, đặc biệt trong dịp đón xuân Nhâm Dần.

Theo Báo cáo của Tổng Cục Thống kê, sản xuất nông nghiệp tháng 2/2022 diễn ra trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại ở các địa phương phía Bắc đã gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Chăn nuôi gặp khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi tăng và nguy cơ tái bùng phát dịch tả lợn châu Phi. Sản xuất lâm nghiệp tập trung thực hiện phong trào Tết trồng cây, trồng rừng vụ Xuân, chăm sóc và bảo vệ rừng, chống cháy rừng trong mùa khô ở khu vực phía Nam. Nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, giá cá tra đang ở mức cao do nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh sau dịp Tết Nguyên đán trong khi nguồn cung nguyên liệu phục vụ xuất khẩu khan hiếm; tôm nuôi trồng phát triển ổn định và ít dịch bệnh.

Sản xuất công nghiệp tháng 2 ước tính giảm 124% so với tháng trước do thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần phần lớn tập trung trong tháng 2. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, sản xuất công nghiệp tháng 2 tiếp tục khởi sắc với mức tăng 8.5%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 5.4% so với 2 tháng đầu năm 2021.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp gia nhập và quay trở lại thị trường tăng 46.2% so với cùng kỳ năm trước và số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 33.6%.

Hoạt động đầu tư trong các tháng đầu năm tập trung chủ yếu vào việc phân khai kế hoạch vốn trong năm. Các công trình mới được bố trí vốn năm 2022 đang trong thời gian chuẩn bị hoàn tất các thủ tục, hồ sơ chuẩn bị đầu tư, do đó khối lượng thực hiện chủ yếu tại các công trình chuyển tiếp. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 2 tháng đầu năm 2022 đạt 8.8% so với kế hoạch năm và tăng 10.4% so với cùng kỳ năm 2021. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 2 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 2.68 tỷ USD, tăng 7.2% so với cùng kỳ năm trước.

Thu ngân sách Nhà nước 2 tháng đầu năm tăng 10.8% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách Nhà nước đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn, chi phòng, chống dịch Covid-19 và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 tăng 3.1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 12.6% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 39.4%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 1.7% so với cùng kỳ năm trước.

Ngược lại, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 2 giảm 20% so với tháng trước, ước đạt 48.2 tỷ USD. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 2 tăng 17.6%. Tính chung 2 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 108.52 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 10.2%; nhập khẩu tăng 15.9%.

Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng 1% so với tháng trước; tăng 1.42% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1.2% so với tháng 12/2021. Bình quân 2 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1.68% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 0.67%.

Về tình hình xã hội, công tác an sinh xã hội được các cấp từ Trung ương tới địa phương quan tâm, chú trọng trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài, diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế và đời sống xã hội đặc biệt trong dịp đón xuân Nhâm Dần. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 05/02/2022, kinh phí chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, người lao động dịp Tết Nguyên đán vừa qua là gần 9.3 ngàn tỷ đồng cho trên 57.81 triệu lượt người.

Tính đến 16 giờ ngày 24/02/2022, Việt Nam có 3,120.3 ngàn trường hợp mắc, trong đó gần 2,356 ngàn trường hợp đã được chữa khỏi và 39,962 trường hợp tử vong.

Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin thần tốc mùa Xuân 2022 theo phát động của Thủ tướng Chính phủ được triển khai mạnh mẽ, bên cạnh đó, các địa phương đã chuẩn bị sẵn các nguồn lực để tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi. Tính đến ngày 22/02/2022, tổng số liều vắc-xin phòng Covid-19 đã được tiêm là 191,993 ngàn liều.

Minh Hồng

FILI

Các tin tức khác

>   Xung đột tại Nga – Ukraine như “cú đấm bồi” vào nền kinh tế Việt Nam năm 2022 (28/02/2022)

>   CPI tháng 2/2022 tăng 1% so với tháng trước (28/02/2022)

>   Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 02/2022 ước tính giảm 12.4% (28/02/2022)

>   Cuộc chiến Nga – Ukraine sẽ đẩy chi phí sản xuất của Việt Nam tăng cao (27/02/2022)

>   Chủ tịch nước: Tiềm năng hợp tác Việt Nam - Singapore rất phong phú (26/02/2022)

>   Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ ngành triển khai giải pháp để giữ vững bình ổn giá (26/02/2022)

>   Giá dầu tăng sẽ ảnh hưởng quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam ra sao? (25/02/2022)

>   Chuyên gia: Giá xăng tăng ảnh hưởng lớn đến sự hồi phục sau dịch (24/02/2022)

>   Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Cơ hội sắp xếp lại cả quốc gia để đạt mục tiêu, khát vọng lớn” (23/02/2022)

>   VCCI kiến nghị 10 giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (22/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật