Thứ Năm, 17/03/2022 09:00

Intel tiếp sức cho EU trong cuộc đua chip với châu Á

Hôm thứ Ba, gã khổng lồ trong ngành sản xuất chip của Mỹ, Intel, cho biết có kế hoạch đầu tư hàng chục tỷ euro vào Liên minh châu Âu (EU), khi châu lục này tìm cách giảm sự phụ thuộc vào chất bán dẫn từ châu Á.

Dự án này thúc đẩy toàn bộ quy trình sản xuất, từ nghiên cứu công nghệ mới đến sản xuất và đóng gói chất bán dẫn, có tổng giá trị lên đến 80 tỷ euro (87.9 tỷ USD) trong thập niên tới, Intel cho biết.

Việc sản xuất công nghệ chủ chốt, còn được gọi là chip, đã trở thành ưu tiên chiến lược ở châu Âu cũng như Mỹ, sau khi cú sốc đại dịch làm tắc nghẽn nguồn cung, khiến các nhà máy lâm vào cảnh ngưng trệ, còn các kho sản phẩm bị cạn hàng.

Chi tiết của thông báo trên đã được dự đoán rất sôi nổi ở châu Âu, nơi các chính phủ đang hối hả để có những cơ sở sản xuất mới khi châu lục này tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn chip nhập khẩu từ châu Á.

Đầu năm nay, EU đã đưa ra Đạo luật Chips, một kế hoạch trị giá 43 tỷ euro nhằm thúc đẩy việc sản xuất loại linh kiện được sử dụng trong mọi thứ - từ xe điện đến tuabin gió - này ngay trên lãnh thổ của họ.

Phát biểu tại sự kiện ra mắt dự án của Intel, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết thông báo của tập đoàn Mỹ là “thành tựu quan trọng đầu tiên” của đạo luật trên.

Sự thúc đẩy đầy tham vọng này đặt ra mục tiêu là EU sẽ chiếm 20% sản lượng chất bán dẫn toàn cầu vào năm 2030, tăng gần gấp đôi thị phần hiện tại của họ.

Theo CEO Pat Gelsinger, các khoản đầu tư theo kế hoạch của Intel, trải dài khắp EU, từ Tây Ban Nha đến Ba Lan, “sẽ giải quyết nhu cầu toàn cầu về một chuỗi cung ứng cân bằng và nhanh hồi phục hơn”.

Chất bán dẫn “quan trọng hơn bao giờ hết” và là “bộ não cung cấp năng lượng cho các công nghệ kỹ thuật số thiết yếu”, ông nói trong một cuộc họp báo.

Giai đoạn đầu của kế hoạch sẽ có tổng trị giá 33 tỷ euro, tập đoàn cho biết trong một tuyên bố.

Nơi quan trọng nhất của khoản đầu tư “mang tính bước ngoặt” này là một “đại công trường” trị giá 17 tỷ euro ở thành phố Magdeburg, miền đông nước Đức.

Intel có kế hoạch bắt đầu xây dựng trung tâm sản xuất vào nửa đầu năm 2023, với việc sản xuất sẽ bắt đầu sớm nhất vào năm 2027 tại địa điểm có đến 3,000 nhân công này.

Đức là nơi có mạng lưới sản xuất chất bán dẫn dày đặc nhất châu Âu, bao gồm các tập đoàn như Bosch hay Infineon.

Tuy nhiên, việc lựa chọn Magdeburg thay vì các trung tâm lâu đời hơn như Dresden đã gây bất ngờ khi tập đoàn đến từ Mỹ đánh giá cao vị trí chiến lược của thành phố nhờ nằm ngay điểm giao cắt của các trung tâm sản xuất châu Âu khác trên khắp đất nước.

Dự án này “rất quan trọng để đảm bảo an ninh nguồn cung ở châu Âu và sự phát triển công nghệ của nó”, Thủ tướng Đức Olaf Scholz lên tiếng sau thông báo đầu tư của Intel.

Tập đoàn này cũng sẽ phát triển trung tâm R&D (nghiên cứu và phát triển) gần Paris và một trung tâm thiết kế khuôn đúc tại Pháp.

Intel cho biết cơ sở R&D mới xung quanh Plateau de Saclay sẽ tuyển dụng 1,000 người, làm việc dựa trên khả năng thiết kế điện toán hiệu năng cao (HPC) và trí tuệ nhân tạo (AI) của Intel.

Intel cũng sẽ tăng cường tài trợ 12 tỷ euro cho các cơ sở ở Ireland, đồng thời cho biết đã bước vào đàm phán với Chính phủ Italy để đầu tư tới 4.5 tỷ euro vào một cơ sở sản xuất.

Nhà sản xuất chip này cũng sẽ mở rộng công suất phòng thí nghiệm tại Ba Lan và phát triển các trung tâm nghiên cứu chung với Trung tâm Siêu máy tính Barcelona tại Tây Ban Nha.

Nhã Thanh (Theo IBTimes)

FILI

Các tin tức khác

>   Tổng thống Biden phê duyệt gói viện trợ 13.6 tỷ USD cho Ukraine (16/03/2022)

>   Trung Quốc tuyên bố không muốn “vạ lây” vì sự trừng phạt nhằm vào Nga (16/03/2022)

>   EU thông qua lệnh trừng phạt mới nhằm vào lĩnh vực năng lượng và thép từ Nga (16/03/2022)

>   Chuyên gia: 'Kinh tế Trung Quốc khó duy trì đà tăng trưởng' (16/03/2022)

>   Kinh tế toàn cầu thêm u ám vì cách chống dịch của Trung Quốc (16/03/2022)

>   Nga áp lệnh trừng phạt với Tổng thống Joe Biden (15/03/2022)

>   Đàm phán Nga - Ukraine tái khởi động sau khi bị hoãn (15/03/2022)

>   Trung Quốc phong tỏa 13 thành phố (15/03/2022)

>   Kinh tế Nga thụt lùi 30 năm vì chiến tranh với Ukraine? (15/03/2022)

>   Chuyên gia: 'Trung Quốc sẽ trả giá đắt khi vẫn theo đuổi Zero-Covid' (15/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật