Thứ Năm, 31/03/2022 06:40

Dầu vọt hơn 2% khi nguồn cung dầu eo hẹp

Giá dầu tăng hơn 2% vào ngày thứ Tư (30/3), khi đà giảm dự trữ dầu thô tại Mỹ cho thấy nguồn cung thắt chặt và nhà đầu tư lo lắng về khả năng phương Tây áp lệnh trừng phạt mới đối với Nga.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent tiến 2.9% lên 113.35 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 3.4% lên 107.82 USD/thùng.

Dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm 3.4 triệu thùng trong tuần trước, mạnh hơn so với dự báo, làm giảm dự trữ tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới xuống còn 410 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2018, dữ liệu của Chính phủ cho thấy.

Sau 7 tuần giữ ổn định, sàn lượng dầu thô của Mỹ tăng 100,000 thùng/ngày trong tuần trước lên 11.7 triệu thùng/ngày, còn dự trữ dầu thô trong kho Dự trữ Chiến lược (SPR) đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2002, trong khi công suất sử dụng nhà máy lọc dầu ở khu vực Gulf Coast tăng lên cao nhất kể từ tháng 01/2020.

Nhà đầu tư cho biết đà tăng giá dầu đã bị kìm hãm bởi dự trữ xăng và các sản phẩm chưng cất tại Mỹ bất ngờ tăng trong tuần trước và nhu cầu đối với 2 sản phẩm này đều giảm.

Các cuộc tấn công của Nga tiếp tục 1 ngày sau khi giá dầu thô giảm do Nga cam kết sẽ giảm quy mô các hoạt động quân sự quanh thủ đô Kyiv.

Mỹ và các đồng minh lên kế hoạch trừng phạt mới đối với nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế Nga, bao gồm chuỗi cung cứng quân sự.

Điện Kremlin báo rằng tất cả hàng hóa và năng lượng xuất khẩu từ Nga có thể được định giá bằng đồng Rúp, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tìm cách khiến phương Tây cũng chịu tổn thương vì các lệnh trừng phạt.

Để đối phó với khả năng Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt, Đức đã khởi động một kế hoạch khẩn cấp để quản lý nguồn cung khí đốt. Các quốc gia châu Âu khác cũng thực hiện nhiều bước để bảo tồn khí đốt.

Khiến thị trường eo hẹp hơn, các nhà sản xuất dầu chủ chốt có khả năng bám sát mục tiêu nâng sản lượng theo kế hoạch khoảng 432,000 thùng/ngày khi OPEC+ nhóm họp vào ngày 31/3, một số nguồn tin thân cận cho biết.

Tuy nhiên, nhu cầu suy giảm ở Trung Quốc đang gây áp lực cho giá dầu, khi nước này thắt chặt các lệnh hạn chế đi lại và phong tỏa nhiều thành phố vì Covid-19, bao gồm cả trung tâm tài chính Thượng Hải.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Thiếu gần 1,4 triệu tấn than, nhiều tổ máy điện ngừng phát (30/03/2022)

>   Ấn Độ tranh thủ mua dầu rẻ của Nga, tiếp theo có thể là Trung Quốc (30/03/2022)

>   Cái giá thực của 'khí đốt tự do' Mỹ với châu Âu (30/03/2022)

>   Nga sẽ đề ra các quy định rõ ràng về thanh toán khí đốt bằng đồng ruble (30/03/2022)

>   Dầu tiếp tục giảm khi đàm phán Nga – Ukraine diễn ra (30/03/2022)

>   Sau ngày 1.4, giá xăng giảm được bao nhiêu? (30/03/2022)

>   Bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm giá xăng (29/03/2022)

>   Lý do các công ty dầu Mỹ không vội tăng sản lượng để hạ nhiệt giá dầu (29/03/2022)

>   Nga cảnh báo không ‘làm từ thiện khí đốt’ nếu châu Âu từ chối trả bằng đồng rúp (29/03/2022)

>   Dầu sụt 7% khi Trung Quốc áp các lệnh phong tỏa mới (29/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật