Thứ Ba, 29/03/2022 07:01

Dầu sụt 7% khi Trung Quốc áp các lệnh phong tỏa mới

Giá dầu sụt hơn 8% xuống thấp nhất trong phiên vào ngày thứ Hai (28/3), khi những lo ngại về các đợt phong tỏa mới ở Trung Quốc và khả năng tác động đến nhu cầu đã khiến giá dầu lao dốc.

Hợp đồng dầu WTI tương lai sụt 8.25% xuống 104.50 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent rớt 7.4% xuống 111.61 USD/thùng.

Tuy nhiên, cả 2 hợp đồng này đều phục hồi phần nào mức giảm trong phiên buổi chiều. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu WTI mất 7% còn 105.96 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent lùi 6.77% xuống 112.48 USD/thùng.

Vào ngày thứ Hai, Commerzbank cho biết trong một lưu ý đến khách hàng: “Sự trượt giá trong ngày hôm nay trước hết là do lo ngại về nhu cầu hiện nay khi mà thành phố Thượng Hải của Trung Quốc rơi vào tình trạng phong tỏa một phần”.

Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, vì vậy bất kỳ sự suy giảm nào về nhu cầu đều sẽ gây áp lực lên giá dầu. Quốc gia này sử dụng khoảng 15 triệu thùng dầu/ngày, và nhập khẩu 10.3 triệu thùng/ngày trong năm 2021, theo Andy Lipow, Chủ tịch của Lipow Oil Associates, chia sẻ.

Một vòng đàm phán hòa bình mới giữa Nga và Ukraine dự kiến diễn ra trong tuần này, điều mà Commerzbank cho rằng cũng góp phần khiến giá dầu suy giảm.

Thị trường dầu đã biến động mạnh kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào cuối tháng 02/2022. Giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng vào ngày cuộc tấn công diễn ra và tiếp tục leo dốc. Dầu WTI vượt mốc 130 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2008, còn dầu Brent gần đạt mức 140 USD/thùng.

Nhưng giá dầu không duy trì ở mức đó lâu, và vào ngày 14/3, dầu WTI đã rớt mốc 100 USD/thùng. Biến động đã phần nào phản ánh nhiều ẩn số xung quanh tương lai ngành dầu mỏ của Nga.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo 3 triệu thùng/ngày dầu của Nga có thể gặp nguy cơ vào tháng 4/2022 khi các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến người mua né tránh dầu từ quốc gia này. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích lưu ý dầu của Nga vẫn đang tìm được người mua trong thời điểm hiện tại, đặc biệt từ Ấn Độ.

Nhà đầu tư cho biết biến động gần đây cũng bắt nguồn từ việc những người tham gia thị trường phi năng lượng sử dụng dầu thô như một kênh phòng ngừa lạm phát. Trong những tuần gần đây, hợp đồng mở đã giảm, khiến thị trường dễ bị biến động trong phiên hơn.

Bất chấp đà suy giảm trong ngày thứ Hai, giá dầu vẫn ở trên mốc 100 USD/thùng.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Giá dầu lao dốc hơn 8% khi Trung Quốc phong tỏa một phần Thượng Hải (28/03/2022)

>   “Đại gia” dầu khí Trung Quốc dự kiến đầu tư mạnh nhất trong lịch sử để tăng sản lượng dầu (28/03/2022)

>   1 triệu lít xăng không hóa đơn, chứng từ bị công an Nghệ An bắt giữ (27/03/2022)

>   Vụ tấn công đẩy giá dầu lên sát 120 USD/thùng (26/03/2022)

>   Ngành dầu khí Nga bắt đầu ngấm đòn từ các lệnh trừng phạt (25/03/2022)

>   Giá dầu lên 300 USD, nỗi ám ảnh từ những cuộc khủng hoảng dầu mỏ (26/03/2022)

>   Tổng thống Putin chỉ thị Gazprom nhận thanh toán bằng đồng Rúp (26/03/2022)

>   Dầu giảm giá khi nỗi lo về nguồn cung lắng dịu (26/03/2022)

>   Chuyên gia đề xuất có thể điều hành giá xăng 2 ngày một lần (25/03/2022)

>   Than đòi tăng giá, phập phồng lo điện (25/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật