Thứ Sáu, 11/03/2022 17:06

Chứng khoán Tuần 07-11/03/2022: VN-Index đánh mất mốc 1,500 điểm

Tâm lý lo ngại rằng quá trình phục hồi kinh tế sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khi giá dầu liên tục tăng cao do căng thẳng địa chính trị tại châu Âu đã đóng góp không nhỏ vào đà giảm gần 40 điểm của VN-Index trong tuần qua. Khối ngoại cũng có một tuần bán ròng mạnh, tổng cộng hơn 5,000 tỷ đồng trên cả hai sàn HOSEHNX.

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 07-11/03/2022

Giao dịch: Trong phiên cuối tuần, VN-Index giảm 12.54 điểm, kết thúc ở mức 1,466.54 điểm; HNX-Index giảm 5.44 điểm, xuống mức 442.20 điểm. Xét cho cả tuần, VN-Index giảm mạnh tổng cộng 38.79 điểm (-2.58%), trong khi đó, HNX-Index giảm tổng cộng 8.39 điểm (-1.86%).

Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE hơn 845 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 1.07% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình gần 141 triệu cổ phiếu/phiên, tăng mạnh 21.69%.

Các nhà đầu tư lo ngại giá xăng dầu liên tục tăng cao sẽ làm giảm hiệu quả chính sách tài khoá giảm 2% thuế VAT đang triển khai nhằm kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng. Ở trong nước, vào chiều ngày 11/03/2022, giá mỗi lít xăng RON 95 tăng gần 3,000 đồng, lên 29,820 đồng - mức cao nhất từ trước tới nay. VN-Index theo đó cũng có một tuần giao dịch không mấy tích cực với nhiều phiên giảm giá và đánh mất mốc 1,500 điểm khi kết thúc tuần. Trong hai phiên đầu tuần, chỉ số thị trường đã giảm liên tiếp, lần lượt ở mức 0.42% và 1.69%. Đà giảm này xen kẽ bới hai phiên tăng nhẹ, nhưng mức tăng được đánh giá là không đáng kể để giúp VN-Index phục hồi những điểm giảm trước đó. Trong phiên cuối tuần, VN-Index quay lại với sắc đỏ và đánh mất thêm gần 13 điểm nữa, tạm dừng chân ở mức 1,466.54 điểm.

Xét theo mức độ đóng góp, MSN, VHM, HPGGAS là những mã có ảnh hưởng xấu nhất đến VN-Index trong tuần qua, kéo giảm tổng cộng hơn 13 điểm. Ở chiều ngược lại, bộ đôi DPMDCM giúp VN-Index hồi phục chỉ hơn 2 điểm, có thể thấy mức đóng góp này không đáng là bao.

Ngành khai khoáng là một trong những nhóm có mức tăng tốt nhất trong tuần vừa rồi, ở mức 2.97%. Giá dầu Brent thế giới sau khi tăng tốc tới gần mốc 130 USD/thùng đã đột ngột quay đầu giảm mạnh 2 phiên liên tiếp để về lại mức 110 USD/thùng, sau khi một số tín hiệu cho thấy nguồn cung có thể được cải thiện trong thời gian tới. Các cổ phiếu dầu khí do vậy cũng có nửa đầu tuần tăng mạnh và hai phiên cuối tuần giảm sâu, nhưng xét cho cả tuần, nhóm này đa số vẫn giữ được đà tăng của mình. Giá cổ phiếu PVS chỉ tăng 2.22%, PVD tăng 5.7%, BSR giảm nhẹ 0.72%, OIL tăng 2.01%,…

Ngân hàng không thể làm trụ đỡ khi thị trường giảm điểm, nhóm này giảm cả tuần ở mức 2.4%. Có tới 16/20 mã cổ phiếu ngân hàng kết phiên với mức giá thấp hơn mức mở cửa lúc đầu tuần. Những cái tên lớn như BID, VCB, MBB, TCB hay VPB đều đồng loạt giảm giá, mức giảm bình quân hơn 3%.

Ngành vật liệu xây dựng giảm gần 2%, phần lớn là đóng góp từ đà giảm của cổ phiếu thép. Cổ phiếu HPG giảm 4.42%, HSG giảm 2.82%, POM giảm mất 3.59%. Nhóm xi măng trong khi đó lại đồng loạt bật tăng mạnh, sắc xanh xuất hiện ở những cái tên như HT1, FCM, BCC,…

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 5,363 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại bán ròng hơn 5,318 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 45 tỷ đồng trên sàn HNX.

Cổ phiếu tăng tiêu biểu trong tuần qua là VAFRDP

VAF tăng 35.14%: Giá phân bón đang tăng cao dưới lo ngại về thiếu hụt nguồn cung. Trong ngày 10/03, Bộ trưởng Công nghiệp Nga Denis Manturov cho biết rằng chính quyền Nga đã quyết định ngừng xuất khẩu phân bón. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến nhóm cổ phiếu phân bón trong nước. Trong tuần qua, CTCP Phân lân Nung chảy Văn Điển (HOSE: VAF) cũng có sự tăng trưởng mạnh về giá, khi tăng hơn 35%. VAF kết phiên tuần ở mức 20,000 đồng/cp, đây cũng là mức đỉnh cao mới trong lịch sử giá của cổ phiếu này.

RDP tăng 36.11%: Cổ phiếu RDP có tuần giao dịch ấn tượng với mức tăng hơn 36%. Cùng với đó, khối lượng giao dịch có sự hồi phục mạnh khi liên tục nằm trên đường trung bình 20 ngày gần nhất. Kết thúc tuần giao dịch, giá cổ phiếu dừng chân ở mức 14,700 đồng/cp, tiến sát mức đỉnh cũ tháng 11/2021.

Cổ phiếu giảm giá mạnh trong tuần qua là PTC

PTC giảm 17.95%: Sau khi tạo đỉnh vào cuối tuần trước, cổ phiếu PTC đã quay đầu giảm mạnh gần 18%, xuống còn 68,100 đồng/cp.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA

Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 14-18/03/2022: Trendline dài hạn sẽ được giữ vững? (13/03/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Tuần 14-18/03/2022: Chờ đợi tín hiệu tuần đáo hạn (12/03/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 11/03: Sắc đỏ áp đảo! (11/03/2022)

>   Vietstock Daily 11/03/2022: Xu hướng vẫn chưa rõ ràng (10/03/2022)

>   Thị trường chứng quyền 11/03/2022: Tốt xấu đan xen (10/03/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 11/03/2022: Rủi ro vẫn đang hiện diện (10/03/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 10/03: Đà tăng yếu dần về cuối phiên (10/03/2022)

>   Vietstock Daily 10/03/2022: Sự phục hồi khó có thể duy trì (09/03/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 10/03/2022: Liệu điều chỉnh đã chấm dứt? (09/03/2022)

>   Thị trường chứng quyền 10/03/2022: CPNJ2106 và CMWG2113 đang được định giá hấp dẫn (09/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật