Thứ Hai, 14/03/2022 14:21

Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông giảm mạnh, Hang Seng sụt hơn 4% 

Chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương diễn biến trái chiều trong ngày 14/03 khi nhà đầu tư theo dõi làn sòng bùng phát Covid-19 tại Trung Quốc. Trong khi đó, giá dầu nối tiếp đà giảm từ tuần trước.

Tính tới lúc 13h45 ngày 14/03 (giờ Việt Nam), chỉ số Hang Seng của Hồng Kông sụt 4.66%, với đà lao dốc của các cổ phiếu công nghệ. Cổ phiếu Tencent sụt 4.51%, Alibaba rớt 7.82% và Meituan sụt 11.23%. Chỉ số Hang Seng Tech – vốn theo dõi các công ty Trung Quốc niêm yết ở Hồng Kông – “bốc hơi” hơn 7%.

Sắc đỏ cũng lan sang chứng khoán Trung Quốc, với Shanghai Composite sụt 2.6% và Shenzhen Component hạ 1.6%.

Ở Đài Loan, chỉ số Taiex giảm nhẹ 0.15%. Cổ phiếu Hon Hai Precision Industry (Foxconn) lùi 0.97%. Nhà cung ứng lớn cho Apple này thông báo trong ngày 14/03 rằng họ sẽ tạm ngưng hoạt động ở Thâm Quyến để tuân theo các biện pháp kiểm soát dịch bệnh ở địa phương, theo Reuters.

Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi cũng giảm 0.59%.

Đi ngược với sắc đỏ, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0.58% và chỉ số ASX 200 của Australia leo dốc 1.21%.

Chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 1.62%.

Nhà đầu tư tiếp tục theo dõi diễn biến của cuộc xung đột Nga-Ukraine, vốn đang là yếu tố gây gián đoạn hoạt động vận tải biển và vận tải hàng không. Ngoài ra, thị trường cũng dõi theo đợt bùng phát Covid-19 gần đây tại Trung Quốc, nhất là ở thành phố Thâm Quyến.

“Trung Quốc đang trải qua đợt dịch Covid-19 lớn nhất kể từ khi kết thúc phong tỏa vào thnasg 3/2020”, Raymond Yeung và Zhaopeng Xing, hai chuyên viên phân tích tại ANZ Research, cho biết. “Nếu lệnh phong tỏa kéo dài, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị tác động nặng nề. Vẫn còn quá sớm để chúng tôi thay đổi dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Trung Quốc, nhưng chúng tôi đang lo ngại về tác động của việc phong tỏa một phần ở những tỉnh đóng góp nhiều cho nền kinh tế”.

Giá dầu giảm 2%

Giá dầu tiếp đà giảm trong ngày 14/03, với hợp đồng dầu Brent tương lai giảm 2.07% xuống 110.34 USD/thùng, hợp đồng dầu WTI tương lai hạ 2.45% xuống 106.65 USD/thùng.

Khi xung đột Nga-Ukraine leo thang trong thời gian qua, giá dầu tăng vọt, có lúc lên tới 140 USD/thùng. Tuy nhiên, giá dầu bắt đầu giảm trở lại trong tuần trước. Tại châu Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những nước nhập khẩu dầu.

Tuần này, Fed được kỳ vọng thực hiện đợt nâng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2018. Tại châu Á, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng sẽ thông báo quyết định chính sách vào tuần này.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Mỹ phản ứng ra sao trước những đợt nâng lãi suất của Fed? (14/03/2022)

>   Warren Buffett tiếp tục gom thêm cổ phiếu dầu khí Occidental Petroleum dù giá đã tăng mạnh (13/03/2022)

>   Dow Jones có tuần lao dốc thứ 5 liên tiếp (12/03/2022)

>   Nhận tin vui từ đàm phán Nga-Ukraine, Dow Jones tương lai tăng 400 điểm (11/03/2022)

>   Phố Wall nhuốm sắc đỏ (11/03/2022)

>   Chứng khoán Mỹ và châu Âu lại đỏ lửa, giá dầu tăng hơn 4% (10/03/2022)

>   Giải cứu công ty Trung Quốc trong vụ khủng hoảng 8 tỷ USD ở thị trường nickel London (10/03/2022)

>   Tăng gần 5%, chứng khoán châu Âu có phiên giao dịch tốt nhất trong 2 năm (10/03/2022)

>   Nối gót Phố Wall, chứng khoán châu Âu nhảy vọt, Nikkei 225 tăng gần 4% (10/03/2022)

>   Dow Jones tăng 650 điểm, S&P 500 cộng 2.5% (10/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật