Thứ Hai, 14/03/2022 11:11

Chứng khoán Mỹ phản ứng ra sao trước những đợt nâng lãi suất của Fed?

Chỉ số S&P 500 vừa ghi nhận khởi đầu năm tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2020 (giai đoạn dịch bệnh bắt đầu ập đến Mỹ) và giờ thì nhà đầu tư phải đối mặt với các đợt nâng lãi suất từ Fed trong thời gian tới.

Trong 2 năm qua, thị trường chứng khoán Mỹ tăng vượt bậc mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với dịch bệnh toàn cầu tồi tệ nhất trong 1 thế kỷ, một trong những đợt bầu cử Tổng thống Mỹ đầy chia rẽ. Giờ thì họ phải đối mặt với cuộc chiến Nga-Ukraine, lạm phát cao nhất trong gần 40 năm và sắp tới là các đợt nâng lãi suất từ Fed.

Sau đây là diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ trước những đợt nâng lãi suất trước đây của Fed.

Lịch sử nâng lãi suất

Lịch sử cho thấy chứng khoán Mỹ biến động mạnh hơn sau các đợt nâng lãi suất. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là đà tăng đã chấm dứt. Trên thực tế, trong 8 chu kỳ nâng lãi suất, S&P 500 tăng cao hơn tại thời điểm 1 năm sau đợt nâng lãi suất, theo LPL Financial.

Diễn biến ngành

Trong 3 thập kỷ qua, Fed đã thực hiện 4 chu kỳ nâng lãi suất. Không một lần nào trong số này khiến thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh. Và công nghệ thường là nhóm có thành tích tốt nhất trong suốt các chu kỳ này, với mức tăng gần 21%, theo Strategas Securities. Tuy nhiên, nhìn chung, nhóm ngành dẫn dắt thay đổi qua từng chu kỳ và không có nhóm nào dẫn dắt cả 4 chu kỳ, dữ liệu cho thấy.

Cú sốc của dầu

Cú sốc giá dầu cộng với các đợt nâng lãi suất thường tác động tiêu cực tới đà tăng của thị trường. Fed hiện đang đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan, với giá dầu thô tăng vọt và cuộc chiến Nga-Ukraine có thể thúc đẩy giá dầu tăng thêm. Các cú sốc giá dầu thường diễn ra trước các đợt suy thoái kinh tế vào giữa thập niên 70, đầu thập niên 80 và đầu thập niên 90. Tuy nhiên, các đợt suy thoái khác – như ngày 9/11/2001 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – không phải xuất phát trực tiếp từ đà tăng mạnh của giá dầu.

Biến động trước thềm bầu cử giữa nhiệm kỳ

Chưa hết, nhà đầu tư còn phải đối mặt với một thách thức khác trong năm 2022: Các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2022. Thị trường thường giảm lúc đầu vì sự không chắc chắn về kết quả và các tác động đi kèm tới các thay đổi chính sách. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán thường tăng mạnh vào cuối năm đó. Nhìn chung, các năm tổ chức bầu cử giữa nhiệm kỳ thường chứng kiến các đợt giảm mạnh nhất trong năm, giảm trung bình hơn 17%, theo LPL Financial. Quý này và 2 quý tới thường nằm trong những quý mà thị trường chứng khoán Mỹ có thành tích tệ nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống 4 năm.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Warren Buffett tiếp tục gom thêm cổ phiếu dầu khí Occidental Petroleum dù giá đã tăng mạnh (13/03/2022)

>   Dow Jones có tuần lao dốc thứ 5 liên tiếp (12/03/2022)

>   Nhận tin vui từ đàm phán Nga-Ukraine, Dow Jones tương lai tăng 400 điểm (11/03/2022)

>   Phố Wall nhuốm sắc đỏ (11/03/2022)

>   Chứng khoán Mỹ và châu Âu lại đỏ lửa, giá dầu tăng hơn 4% (10/03/2022)

>   Giải cứu công ty Trung Quốc trong vụ khủng hoảng 8 tỷ USD ở thị trường nickel London (10/03/2022)

>   Tăng gần 5%, chứng khoán châu Âu có phiên giao dịch tốt nhất trong 2 năm (10/03/2022)

>   Nối gót Phố Wall, chứng khoán châu Âu nhảy vọt, Nikkei 225 tăng gần 4% (10/03/2022)

>   Dow Jones tăng 650 điểm, S&P 500 cộng 2.5% (10/03/2022)

>   Dow Jones nhảy vọt 550 điểm, chứng khoán châu Âu tăng hơn 3% (09/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật