Thứ Sáu, 25/03/2022 10:47

Châu Âu phản đối yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp của Tổng thống Putin

Các lãnh đạo Liên minh châu Âu từ chối yêu cầu thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng Rúp của Tổng thống Vladimir Putin, đồng thời cam kết sẽ đáp trả lại động thái từ Tổng thống Nga.

Tuần này, ông Putin đã chỉ thị NHTW Nga phát triển cơ chế thanh toán khí đốt bằng Rúp đối với “các quốc gia không thân thiện”, nhờ đó có thể thúc đẩy giá của đồng Rúp.

“Nga dĩ nhiên sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên với khối lượng và giá cả được quy định trong những hợp đồng đã ký kết”, Tổng thống Putin nói trong cuộc họp Chính phủ hôm 23/03. “Tuy nhiên, thay đổi duy nhất là bên mua sẽ thanh toán bằng đồng Rúp”.

* Ông Putin yêu cầu các nước không thân thiện mua khí đốt bằng đồng Rúp

Tuyên bố của ông Putin lập tức vấp phải phản ứng. Thủ tướng Italy Mario Draghi tuyên bố rằng bất kỳ yêu cầu nào của Nga về việc nhận thanh toán tiền khí đốt bằng đồng Rúp là hành vi vi phạm hợp đồng.

“Các thỏa thuận sẽ bị xem là vi phạm nếu Nga triển khai cơ chế thanh toán bằng đồng Rúp”, Thủ tướng Italy Mario Draghi nhận định.

Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovic cho biết các quốc gia châu Âu rất khó thanh toán bằng đồng Rúp.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Đức Robert Habeck cho rằng yêu cầu từ ông Putin vi phạm hợp đồng vì tiền giao dịch khí đốt phần lớn được trả bằng đồng Euro. Tại cuộc họp báo ngày 24/03, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết: “Hầu hết thỏa thuận và hiệp định đều đã xác định cụ thể loại tiền tệ dùng để thanh toán”.

Trong khi đó, công ty năng lượng quốc gia PGNiG của Ba Lan tuyên bố không thanh toán tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng Rúp, vì cho rằng hợp đồng mua bán trước đó giữa hai bên đã thống nhất phương thức thanh toán.

Nga cung ứng khoảng 40% lượng khí đốt tiêu thụ tại châu Âu và giá khí đốt tại lục địa này đang tăng giá rất mạnh.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu giảm khi Mỹ có thể giải phóng thêm kho dự trữ dầu (25/03/2022)

>   Trung Quốc âm thầm mua dầu giá rẻ từ Nga (24/03/2022)

>   Dầu tăng 5% trước nhiều lo ngại nguồn cung eo hẹp (24/03/2022)

>   EC đề xuất biện pháp nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng (24/03/2022)

>   Ngoài thuế môi trường, đề xuất xem xét giảm thuế nhập khẩu với xăng (23/03/2022)

>   Ai hưởng lợi khi giá dầu tăng cao? (23/03/2022)

>   Cơn khát dầu buộc Mỹ phải làm thân lại với Saudi Arabia? (23/03/2022)

>   Dầu quay đầu giảm, xóa sạch đà tăng trong phiên (23/03/2022)

>   Ấn Độ muốn tăng mua dầu thô giá rẻ từ Nga (22/03/2022)

>   Nga cảnh báo giá dầu lên 300 USD/thùng nếu EU cấm vận dầu từ Nga (22/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật