Thứ Ba, 22/02/2022 08:32

Tiền mã hóa ngày càng nguy hiểm

Thị trường tiền mã hóa đang ở giai đoạn xấu và cần hơn 2 năm nữa để bùng nổ trở lại. Bên cạnh đó, vai trò tiền mã hóa còn đe dọa sự ổn định tài chính toàn cầu.

Giá Bitcoin đã giảm gần 8% trong một đợt bán tháo vào hôm 17/2. Sau khoảng thời gian phục hồi ngắn ngủi, giá đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới lại duy trì ngưỡng giá thấp dưới 40.000 USD.

Diễn biến của Bitcoin tiếp tục chi phối thị trường và kéo theo làn sóng sụt giảm của hàng loạt mã khác như Ethereum, Polkadot, Avalanche... Vốn hóa của đồng tiền thu hẹp còn 746 tỷ USD, rơi xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 8/2021.

CNBC dẫn lời Du Jun, người đồng sáng lập sàn giao dịch Huobi, cho biết Bitcoin có thể không bước vào giai đoạn uptrend cho đến cuối năm 2024, đầu năm 2025.

Thời kỳ khó khăn

Thông thường, giai đoạn uptrend của thị trường tiền mã hóa gắn liền chặt chẽ với quá trình giảm phần thưởng khi đào Bitcoin (halving), vốn xảy ra khoảng 4 năm/lần.

Đào Bitcoin là khái niệm mô tả việc sử dụng các máy tính chuyên dụng để xác thực giao dịch trên blockchain. Hệ thống sẽ trả thưởng cho thợ đào bằng Bitcoin với mỗi nhiệm vụ được máy tính hoàn thành.

Lần halving gần nhất của Bitcoin diễn ra và tháng 5/2020. Sang năm 2021, giá Bitcoin liên tục lập đỉnh và đạt mốc kỉ lục gần 69.000 USD. Giá đồng tiền số cũng từng bứt phá vào năm 2017 khi trải qua đợt halving vào năm 2016.

Tiền mã hóa đang trở nên nguy hiểm ảnh 1

Giá Bitcoin luôn tăng trưởng mạnh mẽ sau các đợt halving. Ảnh: CoinDesk.

Song, sau khi đạt đỉnh, giá Bitcoin thường sụt giảm. So với mức đỉnh kể từ tháng 11 năm ngoái, Bitcoin đã bốc hơi hơn 40% giá trị.

“Nếu vòng tròn này tiếp tục, chúng ta hiện ở giai đoạn đầu của thị trường gấu (thị trường giảm). Theo chu kỳ này, phải đến cuối năm 2024 và đầu năm 2025, chúng ta mới có thể chào đón đợt bùng nổ tiếp theo của Bitcoin”, Du nhận định.

Theo người đồng sáng lập Huobi, xu hướng thị trường còn bao hàm nhiều yếu tố khác như vấn đề địa chính trị, chiến tranh, hoặc dịch bệnh, cụ thể là đại dịch Covid-19.

Sự sụt giảm gần đây của hàng loạt đồng tiền mã hóa khiến một số nhà đầu tư lo ngại “mùa đông tiền điện tử” có thể sắp diễn ra, ám chỉ thời kỳ giảm giá kéo dài và di chuyển theo mô hình đi ngang.

Đe dọa ổn định tài chính

2021 là năm thành công của tiền mã hóa. Ngoài mặt giá trị, thị trường còn chứng kiến sự nở rộ của nhiều góc ngách mới trong lĩnh vực tài sản số như NFT, GameFi, Metaverse... Đây cũng là lý do khiến các công ty, tổ chức bắt tay nghiên cứu cũng như đầu tư vào ngành công nghiệp này.

Gần đây nhất, tổ chức đầu tư mạo hiểm Sequoia tuyên bố đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tiền mã hóa thông qua một quỹ trị giá 500-600 triệu USD.

Tuy nhiên, theo CNN, báo cáo mới nhất của Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB), cơ quan quốc tế bao gồm giới quản lý từ 24 quốc gia và khu vực pháp lý, cho biết sự bùng nổ của thị trường tiền mã hóa có thể nhanh chóng trở thành mối đe dọa với sự ổn định tài chính toàn cầu.

“Các ngân hàng có hệ thống lớn và tổ chức tài chính đang tiếp cận nhiều hơn với tài sản điện tử. Việc thị trường duy trì quỹ đạo tăng trưởng, gồm quy mô và tính liên kết đôi bên, sẽ tác động với sự ổn định tài chính toàn cầu”, FSB nêu rõ.

Việc thị trường duy trì quỹ đạo tăng trưởng, gồm quy mô và tính liên kết đôi bên, sẽ tác động với sự ổn định tài chính toàn cầu.

Ủy ban Ổn định Tài chính thế giới

Vào năm 2021, thị trường tài sản điện tử có thời điểm đạt 2.600 tỷ USD. So với quy mô thị trường chứng khoán toàn cầu, ước tính 120.000 tỷ USD, con số trên vẫn còn khá khiêm tốn.

Song, FSB cảnh báo sự tham gia của các nhà đầu tư lớn vào thị trường tiền mã hóa có thể gây ra một loạt sự kiện bất ngờ. Cơ quan này thậm chí so sánh với vụ nổ bong bóng nhà ở đã tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008.

Trước tình trạng này, cơ quan quản lý nhiều nước cũng bắt đầu đưa ra những động thái pháp lý nhằm siết chặt hoạt động giao dịch tiền mã hóa.

Đầu tháng 2, Quốc hội Mỹ đã tổ chức cuộc điều trần về quy định của stablecoin. Đây là những tài sản điện tử có giá trị quy đổi gắn với các loại tiền tệ hoặc hàng hóa khác.

Vào tuần tới, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến ban hành lệnh hành pháp, trong đó có nội dung hướng dẫn các cơ quan đẩy mạnh quản lý tiền mã hóa cũng như đưa ra chiến lược toàn chính phủ để điều chỉnh tài sản điện tử.

Ngọc Phương Linh

ZING

Các tin tức khác

>   Tiền kỹ thuật số có thể đe dọa tới sự ổn định tài chính toàn cầu? (21/02/2022)

>   Thị trường tiền số chìm trong sắc đỏ (21/02/2022)

>   Bitcoin liệu có thành tài sản trú ẩn khi thế giới biến động? (21/02/2022)

>   Thị trường tiền ảo tuần qua: Đứt đà hồi phục, Bitcoin về sát ngưỡng 40,000 USD (19/02/2022)

>   Giá Bitcoin có thể giảm mạnh như diễn biến năm 2018? (19/02/2022)

>   Tiền kỹ thuật số tháng 02/2022: Kỳ vọng Bitcoin lặp lại kịch bản quá khứ (Kỳ 1) (18/02/2022)

>   Điều gì xảy ra tại El Salvador sau 5 tháng đưa Bitcoin làm tiền tệ quốc gia? (18/02/2022)

>   Tiền số đã hủy hoại cuộc đời tôi (17/02/2022)

>   Có nên đưa tiền điện tử vào danh mục đầu tư cá nhân? (16/02/2022)

>   Giá Bitcoin sẽ tăng hay giảm khi Fed nâng lãi suất và căng thẳng Nga-Ukraine leo thang? (15/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật