Thứ Hai, 21/02/2022 20:00

Tiền kỹ thuật số có thể đe dọa tới sự ổn định tài chính toàn cầu?

Thị trường tiền kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng và có khả năng gây đe dọa tới sự ổn định của thị trường tài chính toàn cầu.

Đã qua rồi cái thời Bitcoin, Ethereum và các đồng tiền kỹ thuật số khác được xem là thị trường ngách của thị trường tài chính. Trong báo cáo gần nhất, Ban Ổn định Tài chính (FSB) - một cơ quan quốc tế gồm giới chức 24 nền kinh tế lớn - cho biết "sự phát triển nhanh chóng" của thị trường tiền kỹ thuật số có thể nhanh chóng đạt đến điểm mà nó trở thành "mối đe dọa với ổn định tài chính toàn cầu". Điều này là do quy mô của thị trường tiền kỹ thuật số, các lỗ hổng về cấu trúc và mối liên quan của tiền kỹ thuật số ngày càng tăng với hệ thống tài chính truyền thống.

"Rủi ro ổn định tài chính có thể nhanh chóng leo thang", FSB cho biết trong tuần này, đồng thời nhấn mạnh các nhà hoạch định chính sách cần đưa ra các động thái can thiệp.

Đánh giá của FSB được đưa ra trong bối cảnh các ngân hàng và công ty lớn tăng cường tham gia thị trường tiền số do đòi hỏi từ khách hàng, bất chấp mức độ biến động khủng khiếp của thị trường này.

Ngày 17/02, giá Bitcoin giảm gần 8% khi cả thị trường tiền số bị bán tháo. Hôm đó, Sequoia Capital cũng đang đẩy mạnh mảng tiền kỹ thuật số với một quỹ mới có quy mô 500-600 triệu USD. Ông lớn quỹ đầu tư mạo hiểm này cho biết "sẽ chỉ tập trung vào các token thanh khoản cao và các tài sản số".

"Các ngân hàng có tầm quan trọng về hệ thống và các tổ chức tài chính khác đang ngày càng sẵn sàng hoạt động trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số và tăng sự hiện diện trong lĩnh vực tài sản số", FSB cho biết. "Nếu quỹ đạo tăng trưởng hiện tại và sự liên kết chặt chẽ giữa tài sản số và các tổ chức này tiếp tục kéo dài, việc này sẽ có tác động đến ổn định tài chính toàn cầu".

Trong năm 2021, vốn hóa thị trường tiền số có lúc tăng gấp 3 lên 2,600 tỷ USD. Tuy nhiên, quy mô ở ngưỡng này vẫn còn tương đối nhỏ. Đặt lên bàn cân so sánh, tThị trường chứng khoán toàn cầu hiện có tổng quy mô hơn 120,000 tỷ USD.

Vậy tại sao FSB lại lên tiếng cảnh báo? Tổ chức này giải thích rằng khi những tay chơi lớn tham gia thị trường, biến động lớn trên thị trường tiền số có thể châm ngòi cho hàng loạt sự kiện bất ngờ. FSB so sánh việc này với diễn biến trên thị trường nhà đất Mỹ năm 2008 – vốn là điều châm ngòi cho khủng hoảng tài chính toàn cầu.

"Như trong trường hợp cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn tại Mỹ, việc tham gia ở mức độ thấp không có nghĩa rủi ro thấp, nhất khi sự minh bạch và hệ thống quy định không đủ", FSB cho biết.

Dù khởi đầu chậm chạp, các Chính phủ sắp tới có thể mạnh tay hơn. Yahoo News tuần trước đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể ban hành sắc lệnh về việc hướng dẫn các cơ quan chính phủ nghiên cứu và phát triển chiến lược quản lý tài sản số trong tuần này. Trước đó trong tháng này, Quốc hội Mỹ cũng điều trần về quy định với stablecoin (các loại tài sản số có giá trị được neo theo một đồng tiền pháp định hoặc hàng hóa).

Tuy nhiên, UBS không cho rằng nhà đầu tư nên chờ hướng dẫn của giới chức. "Giới chức có thể phải mất một thời gian dài mới được Quốc hội phê chuẩn các chính sách. Trong thời gian đó, họ sẽ phải giải quyết các vấn đề trong quyền hạn hết sức hạn chế hiện tại", trích từ báo cáo tuần trước của UBS.

Vũ Hạo (Theo CNN)

FILI

Các tin tức khác

>   Thị trường tiền số chìm trong sắc đỏ (21/02/2022)

>   Bitcoin liệu có thành tài sản trú ẩn khi thế giới biến động? (21/02/2022)

>   Thị trường tiền ảo tuần qua: Đứt đà hồi phục, Bitcoin về sát ngưỡng 40,000 USD (19/02/2022)

>   Giá Bitcoin có thể giảm mạnh như diễn biến năm 2018? (19/02/2022)

>   Tiền kỹ thuật số tháng 02/2022: Kỳ vọng Bitcoin lặp lại kịch bản quá khứ (Kỳ 1) (18/02/2022)

>   Điều gì xảy ra tại El Salvador sau 5 tháng đưa Bitcoin làm tiền tệ quốc gia? (18/02/2022)

>   Tiền số đã hủy hoại cuộc đời tôi (17/02/2022)

>   Có nên đưa tiền điện tử vào danh mục đầu tư cá nhân? (16/02/2022)

>   Giá Bitcoin sẽ tăng hay giảm khi Fed nâng lãi suất và căng thẳng Nga-Ukraine leo thang? (15/02/2022)

>   Châu Âu phát hành đồng euro điện tử vào năm 2023 (15/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật