Thứ Sáu, 25/02/2022 11:12

Anh bắt đầu chương trình 'Sống chung với Covid'

Dù ca nhiễm Covid-19 vẫn đang tăng ở nhiều nước trên thế giới, nhưng nhờ tỷ lệ dân số được tiêm vaccine ngày càng lớn đã giúp giảm tải cho hệ thống y tế các nước. Ngành y tế đã không còn phải vất vả đối phó với số ca nặng phải nhập viện điều trị tích cực như khi dịch mới bùng phát. Anh là nước đưa ra chương trình “Sống chung với Covid” với các lộ trình cụ thể về bãi bỏ các biện pháp phòng ngừa.

Hồi đầu năm nay, Thủ tướng Anh, ôngBoris Johnson đã công kế kế hoạch “Sống chung với Covid” (Living with Covid plan). Theo kế hoạch này thì từ ngày 24-2-2022, những người nhiễm Covid sẽ không còn bị bắt buộc phải tự cách ly tại nhà (dù vẫn khuyến cáo họ nên làm vậy).

Người dân nhiều nước châu Âu sẽ không phải xuất trình “Thẻ xanh Covid” khi vào nhà hàng, hộp đêm… như trước. Ảnh: SKY.COM/AP

Ngoài ra, một loạt biện pháp phòng ngừa Covid khác cũng được bãi bỏ như ngưng truy vết những người có tiếp xúc gần với người nhiễm (contact tracing, ở Việt Nam gọi là F1); bỏ việc bắt buộc mang khẩu trang trên các tuyến giao thông công cộng (dù vẫn khuyến khích nên mang). Khoản trợ cấp 500 bảng Anh của chính phủ cho những người có thu nhập thấp đang phải tự cách ly tại nhà cũng bị cắt.

Bước tiếp theo của kế hoạch “Sống chung với Covid” là bắt đầu từ 1-4-2022 chính phủ sẽ không còn bắt buộc người dân phải có chứng nhận tiêm vaccine hay đã nhiễm (tương tự “Thẻ xanh Covid” ở Việt Nam), trừ khi họ đi ra nước ngoài.

Các chủ doanh nghiệp không còn bị bắt buộc phải tính đến yếu tố lây nhiễm Covid khi lập các kế hoạch an toàn lao động cho lực lượng nhân công. Đại bộ phận dân chúng sẽ không còn được cung cấp  miễn phí các xét nghiệm PCR và xét nghiệm chẩn đoán nhanh.

Hiện đã có 85% dân số Anh từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm đủ 2 liều vaccine, về tổng thể hai phần ba dân số đã được tiêm đến liều tăng cường thứ ba trên tổng dân số 67,2 triệu người.

Ngày càng có nhiều nước châu Âu tiến tới bãi bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng chống Covid. Các quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu là những nước đầu tiên dỡ bỏ mọi biện pháp hạn chế phòng Covid-19. Đầu tiên là Na Uy rồi đến Đan Mạch và Thuỵ Điển. Gần đây, ở vùng Trung Âu, Thuỵ Sĩ là nước đầu tiên áp dụng dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế tương tự.

Dù đang phải đối mặt với đợt bùng phát lây nhiễm thứ 5 do chủng Omicron, nhưng hôm thứ Tư 16-2-2022, Bộ trưởng Y tế Alain Berset tuyên bố, bắt đầu từ ngày 17-2-2022, Thuỵ Sĩ sẽ dỡ bỏ mọi biện pháp hạn chế, trong đó có bỏ “Thẻ xanh Covid”. Hiện đã có 90,6% dân số Thụy Sĩ đã tiêm đủ 2 liều vaccine trên tổng dân số 8,63 triệu người.

Thuỵ Sĩ cũng không còn bắt buộc phải xuất trình chứng nhận tiêm chủng hoặc kết quả xét nghiệm âm tính khi vào những nơi có quy định này. Thuỵ Sĩ cũng nới lỏng các hạn chế tụ tập đông người tại nhà riêng, bỏ việc bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi làm việc, siêu thị, nhà hàng… Nhưng việc mang khẩu trang vẫn phải áp dụng khi vào các bệnh viện, nhà dưỡng lão, trên các phương tiện giao thông công cộng.

Theo thống kê của Worldometer và cơ quan y tế các nước liên quan, từ khi xảy ra đại dịch vì Covid đến giờ, số ca tử vong vì Covid ở các nước này như sau: Na Uy có 1.440 ca; Đan Mạch là 3.770 ca; Thuỵ Điển có 15.990 ca; Thuỵ Sĩ là 13.060 ca. Anh là một trong những nước châu Âu bị ảnh hưởng nặng nhất với tổng số 18,8 triệu ca nhiễm và 161.000 người tử vong.

Lập luận khi dỡ bỏ các biện pháp hạn chế của chính phủ các nước châu Âu nói trên là nhờ việc tiêm chủng bao phủ rộng nên số ca nặng ngày càng giảm đi rõ rệt, hệ thống y tế quốc gia không còn phải chịu áp lực nặng nề như trước đây. Đồng thời, nếu cứ áp dụng các biện pháp phong toả nghiêm ngặt sẽ gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến hoạt động kinh tế quốc gia và sinh hoạt của nhân dân.

Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere nhận xét “không ai có thể đoán trước được chừng nào đại dịch Covid-19 mới kết thúc, do đó không thể cứ áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc phong toả mãi”.

Thiện Khang

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Trung Quốc bơm 46 tỷ USD vào hệ thống tài chính giữa xung đột Nga-Ukraine (25/02/2022)

>   Nhà Trắng công bố các bước mới để phục hồi chuỗi cung ứng dài hạn (25/02/2022)

>   Mỹ, 27 nước EU và G7 cùng trừng phạt Nga (25/02/2022)

>   Căng thẳng leo thang ở Ukraine khiến chuỗi cung ứng gánh hậu quả (24/02/2022)

>   Doanh nghiệp địa ốc Trung Quốc “rơi xuống vực”, doanh thu sụt chóng mặt (24/02/2022)

>   Tổng thống Putin: Nga không có kế hoạch chiếm đóng lãnh thổ Ukraine (24/02/2022)

>   Tác động của khủng hoảng Ukraine đến các nền kinh tế châu Á (24/02/2022)

>   Lo giá dầu tăng mạnh, Mỹ cân nhắc xả kho dự trữ dầu (24/02/2022)

>   Nga không kích Kiev và đưa quân băng qua biên giới Ukraine (24/02/2022)

>   Từng rơi vào khủng hoảng sống còn, Apple, Starbucks và Netflix “lội ngược dòng” thế nào? (24/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật