Thứ Tư, 09/02/2022 15:26

16 ngân hàng giảm lãi 21.244 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng

Như vậy, các ngân hàng thương mại đã thực hiện việc giảm lãi vượt cam kết đề ra trước đó...

Ngân hàng Nhà nước cho biết, thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, 16 ngân hàng thương mại đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay với tổng số tiền lãi giảm luỹ kế từ 15/7/2021 đến 31/12/2021 khoảng 21.244 tỷ đồng.

Trong đó, 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước tiên phong và dẫn đầu về số tiền giảm lãi. Cụ thể, Agribank đứng đầu với mức giảm 5.512 tỷ đồng; Vietcombank giảm 4.635 tỷ đồng; BIDV giảm 4.128 tỷ đồng; VietinBank giảm 2.259 tỷ đồng.

Kế đó, mức giảm lãi của các ngân hàng thương mại khác như sau: ACB giảm 859 tỷ đồng; MB giảm 640 tỷ đồng; VPBank giảm 605 tỷ đồng; Techcombank giảm 539 tỷ đồng; SHB giảm 389 tỷ đồng; Sacombank giảm 453 tỷ đồng; HDBank giảm 302 tỷ đồng; SeABank giảm 287 tỷ đồng; TPBank giảm 246 tỷ đồng; MSB giảm 185 tỷ đồng; LienVietPostBank giảm 158 tỷ đồng; VIB giảm 47 tỷ đồng.

Như vậy, nếu so với mức 20.613 tỷ đồng đã cam kết hồi trung tuần tháng 7/2021, đến nay 16 ngân hàng thương mại trên đã thực hiện được 105,13%.

Ngoài ra, riêng 4 ngân hàng thương mại Nhà nước còn cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Mới đây, tại cuộc gặp mặt khai xuân ngành ngân hàng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhìn nhận, những thành tựu và kết quả đạt được của Việt Nam trong năm 2022 có sự đóng góp trực tiếp và quan trọng của ngành ngân hàng, một trong những ngành quan trọng, huyết mạch của nền kinh tế.

"Hoạt động của ngành ngân hàng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối; phục vụ, bảo đảm cho các hoạt động, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân; góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước", Thủ tướng nhấn mạnh.

Đồng thời, sang năm 2022, Thủ tướng cũng yêu cầu ngành ngân hàng tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát rủi ro, kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao, hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất-kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ việc mua trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng…

Đào Vũ

VnEconomy

Các tin tức khác

>   SHB dành 6 ngàn tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân với lãi suất ưu đãi (09/02/2022)

>   Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi sau Tết Nguyên đán (10/02/2022)

>   Ngân hàng Nhà nước: Trên 7 triệu tỷ đồng được cho vay mới có lãi suất thấp hơn trước dịch (09/02/2022)

>   Ngân hàng Nhà nước hút ròng tiền về ngay sau kỳ nghỉ Tết (08/02/2022)

>   Thu khác tăng đột biến, lãi trước thuế 2021 của SHB tăng 90% (08/02/2022)

>   SMBC quyết định "dứt tình" với Eximbank (08/02/2022)

>   Nguồn thu chính tăng mạnh, Nam A Bank vượt 29% kế hoạch lãi trước thuế 2021 (08/02/2022)

>   Mặt bằng lãi suất sẽ chạm đáy vào năm 2022? (08/02/2022)

>   Thu đậm từ dịch vụ, MSB vượt 56% kế hoạch lãi trước thuế 2021 (07/02/2022)

>   VIB dẫn đầu ngành ngân hàng trong Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam (08/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật