SMBC quyết định "dứt tình" với Eximbank
Ngày 08/02/2022, HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) ban hành nghị quyết chấm dứt trước thời hạn Thỏa thuận liên minh chiến lược ngày 27/11/2007 giữa Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) và Eximbank theo đề nghị của SMBC tại văn bản ngày 05/01/2022.
* Tham vọng đa ngành của Thành Công Group: Đích đến tiếp theo là ngân hàng?
Chủ tịch HĐQT Eximbank được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các thủ tục ký Thỏa thuận chấm dứt Thỏa thuận liên minh chiến lược ngày 27/11/2007 giữa hai bên.
Đầu năm 2020, Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG) gần như hoàn tất việc đàm phán và chốt giá giao dịch thương vụ mua 49% cổ phần của Công ty Tài chính tiêu dùng FE Credit trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với trị giá 1.37 tỷ USD. Tuy nhiên, đến ngày 28/04/2021, FE Credit và SMBC mới chính thức ký kết thoả thuận hợp tác đầu tư.
|
SMBC trở thành cổ đông chiến lược tại Eximbank từ năm 2008 khi nắm giữ 15% cổ phần Eximbank trị giá 225 triệu USD. Tuy nhiên, từ khi thông tin SMBC bắt đầu thương lượng với FE Credit và rộ lên thông tin sẽ thoái sạch vốn cũng như rút người đại diện khỏi HĐQT Eximbank, thì tin đồn SMBC “dứt tình” với Eximbank cũng bắt đầu rộ lên.
Như vậy, phía SMFG hay chính xác hơn là ngân hàng SMBC phải thoái vốn khỏi Eximbank để đánh đổi cơ hội trở thành cổ đông chiến lược của VPBank. Vì theo quy định trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam, một đối tác tài chính nước ngoài không thể cùng lúc là cổ đông chiến lược sở hữu 15% cổ phần mỗi ngân hàng của hai tổ chức tín dụng.
Ngày 17/05/2019 trước đó, SMBC gửi văn bản cho HĐQT Eximbank nêu rõ “từ ngày 18/05/2019, ông Yasuhiro Saitoh không còn là một viên chức, nhân viên, người được uỷ nhiệm hay đại diện của SMBC”. Và cũng từ tháng 05/2019 đến tháng 12/2019, HĐQT Eximbank còn ông Yutaka Moriwaki. Song từ ngày 09/12/2019, ông Yutaka Moriwaki cũng không còn là đại diện theo uỷ quyền của SMBC tại Eximbank.
Và tại ĐHĐCĐ thường niên 2021 bất thành được diễn ra vào ngày 27/04/2021, SMBC cũng không cử người đại diện tham dự.
Trong khi đó, Eximbank dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021 lần thứ hai vào ngày 15/03/2022 tới đây để tiến hành bầu thành viên HĐQT và BKS sau khi trình hồ sơ nhân sự được đề cử lên Ngân hàng Nhà nước vào ngày 24/01/2022.
Số lượng nhân sự HĐQT Eximbank dự kiến trình cổ đông thông qua là 7 thành viên, trong đó có ít nhất 1 thành viên độc lập. Nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm, nhiệm kỳ của Thành viên HĐQT được tính theo nhiệm kỳ của HĐQT.
Ngân hàng dự kiến bầu 3 thành viên BKS nhiệm kỳ VII (2020-2025). Trong đó phải có ít nhất nửa số thành viên là thành viên chuyên trách, không đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việc khác tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác. Nhiệm kỳ của BKS và thành viên BKS là 5 năm. Nhiệm kỳ của thành viên BKS theo nhiệm kỳ của BKS.
Diễn biến giá cổ phiếu EIB từ đầu năm 2021 đến nay |
|
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu EIB cũng gây chú ý khi đã tăng 105% sau 1 năm, chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, thị giá cổ phiếu này đã tăng gần 8%. Hiện, cổ phiếu EIB đang được giao dịch quanh mức 35,700 đồng/cp (kết phiên 08/02), thanh khoản bình quân gần 3 triệu cp/ngày.
Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu EIB cũng liên tục ghi nhận lượng giao dịch thỏa thuận cao hơn nhiều so với khối lượng khớp lệnh. Đáng chú ý trong phiên cuối năm 28/01/2022, 20 triệu cp EIB đã được sang tay với giá trị 657 tỷ đồng. Ngay chính trong phiên hôm nay 08/02/2022, hơn 3.2 triệu cp EIB cũng được giao dịch thỏa thuận với giá trị gần 116 tỷ đồng.
Một số phiên ghi nhận khối lượng thỏa thuận đột biến của cổ phiếu EIB từ đầu năm đến nay
|
* ĐHĐCĐ bất thường Eximbank trình phương án miễn nhiệm hàng loạt nhân sự HĐQT
* Eximbank đã có 'ánh sáng cuối đường hầm'
* ĐHĐCĐ 2020 Eximbank lần 3: Không thông qua Quy chế, Đại hội không thể tiến hành
* Eximbank: ĐHĐCĐ thường niên 2021 lần 1 bất thành
* Eximbank vẫn chưa biết về đâu
Hàn Đông
FILI
|