Thứ Ba, 08/02/2022 10:46

Mặt bằng lãi suất sẽ chạm đáy vào năm 2022?

Trong năm 2022, tăng trưởng tín dụng dự báo sẽ đạt khoảng 14% và mặt bằng lãi suất chạm đáy vào năm 2022, song triển vọng tăng lãi suất phụ thuộc vào tốc độ phục hồi của nền kinh tế. Theo kịch bản cơ sở, lãi suất huy động sẽ tăng 20 - 25 điểm cơ bản trong nửa cuối năm 2022.

Lãi suất liên ngân hàng sẽ hạ nhiệt nhanh sau mùa vụ Tết

Trong tuần giao dịch cuối cùng trước Tết Nguyên đán, nhu cầu tiền mặt tăng mạnh khiến thanh khoản trong hệ thống gặp áp lực tạm thời và kênh thị trường mở (OMO) đã tiếp tục được sử dụng.

Theo SSI Research, trong tuần cận tết, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bơm 8,8 nghìn tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn 14 ngày với lãi suất 2,5%/năm. Tổng lượng tín phiếu đang lưu hành thông qua kênh OMO là 9,9 nghìn tỷ đồng.

Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng có tăng mạnh với kỳ hạn qua đêm vượt lên trên 2%, kết thúc tuần ở 2,3% (+121 điểm cơ bản (bps)). Lãi suất kỳ hạn dài tăng 38 – 47 bps, giao dịch từ 2,2% - 2,5% cho các kỳ hạn 1 tuần - 1 tháng. Điều này phản ánh kỳ vọng lãi suất liên ngân hàng sẽ nhanh chóng hạ nhiệt sau giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán.

Theo số liệu từ Chính phủ, tăng trưởng tín dụng, tính đến ngày 25/1/2022 đạt 1,9% so với cuối năm 2021 – đây mức tăng tháng 1 mạnh nhất trong vòng 10 năm qua. Theo đánh giá của SSI Research, đây là tín hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ, và tương đồng với các số liệu vĩ mô tháng 1.

“Trong năm 2022, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ đạt khoảng 14% và mặt bằng lãi suất sẽ chạm đáy vào năm 2022 và triển vọng tăng lãi suất phụ thuộc vào tốc độ phục hồi của nền kinh tế. Theo kịch bản cơ sở của chúng tôi, lãi suất huy động sẽ tăng 20 - 25 điểm cơ bản trong nửa cuối năm 2022” – các chuyên gia của SSI Research dự báo.

Giá tiền Đồng sẽ tăng nhẹ trong 2022

Trên thị trường quốc tế, trong tuần giao dịch 21 – 28/1, tâm điểm chú ý của thị trường tập trung vào thông tin từ cuộc họp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tháng 1/2022.

Cụ thể, FED nhận định các số liệu về hoạt động kinh tế và việc làm được củng cố, trong khi đó lạm phát tăng mạnh sẽ thúc đẩy quá trình tăng lãi suất điều hành. Việc mua tài sản cũng sẽ kết thúc vào tháng 3 và FED đã phát hành văn bản phác thảo các nguyên tắc để bắt đầu “giảm đáng kể” lượng trái phiếu nắm giữ trên bảng cân đối tài sản của mình, tuy nhiên chưa chỉ ra khung thời gian cụ thể.

Thị trường đang đặt cược vào việc FED sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 3 tới và lo ngại lãi suất sẽ tăng mạnh hơn (tăng 50 điểm cơ bản trong 1 lần, thay vì 25 điểm cơ bản như trước đó) trong bối cảnh các số liệu vĩ mô của Mỹ đang có chiều hướng tích cực.

Nhờ vậy, đồng USD đã tăng giá tương đối mạnh (chỉ số DXY tăng 1,7%). Các đồng tiền chủ chốt khác đều giảm mạnh như EUR (-1,7%), GBP (-1,1%), JPY (-1,4%), CAD (-1,5%). Các đồng tiền mới nổi trong khu vực cũng mất giá tương đối mạnh như THB (-1,2%), INR (-0,8%).

Trên thị trường ngoại hối Việt Nam, đồng VND giảm giá nhẹ trong cuối cùng năm Tân Sửu và tương đồng với diễn biến của các đồng tiền khác trong khu vực. Theo số liệu từ SSI Research, trên thị trường liên ngân hàng, USD/VND tăng 0,15%, lên 22.663 đồng/USD. Tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại tăng 20 điểm, kết tuần ở mức 22.470/22.780 đồng (mua vào/bán ra). Nhìn chung, tỷ giá vẫn duy trì ở mức thấp trong 1 năm trở lại đây.

“Trong năm 2022, chúng tôi kỳ vọng đồng VND sẽ tiếp tục thể hiện sức mạnh của mình, tăng giá nhẹ 0,5 – 1% so với cuối năm 2021. Tuy nhiên, diễn biến trong năm sẽ biến động mạnh hơn tùy thuộc vào nguồn cung – cầu ngoại tệ tại thời điểm đó” – Chuyên gia của SSI Research nhận định./.

Thái Duy

TBTCVN

Các tin tức khác

>   Thu đậm từ dịch vụ, MSB vượt 56% kế hoạch lãi trước thuế 2021 (07/02/2022)

>   VIB dẫn đầu ngành ngân hàng trong Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam (08/02/2022)

>   Nguồn thu chính đi lùi, PGBank giảm 29% lãi trước thuế quý 4/2021 (07/02/2022)

>   Eximbank: Nợ xấu cải thiện, lãi trước thuế 2021 đi lùi (07/02/2022)

>   Ngân hàng giải bài toán 'mục tiêu kép' (07/02/2022)

>   “Cửa sáng” cho những thương vụ M&A ngân hàng (05/02/2022)

>   “Hôn nhân” giữa ngân hàng và Fintech: Cần một hành lang pháp lý  (05/02/2022)

>   Chính sách tài khóa, tiền tệ phải tiên phong (03/02/2022)

>   Sacombank vượt 10% kế hoạch lãi trước thuế 2021, nợ xấu cải thiện (01/02/2022)

>   Techcombank vượt 17% chỉ tiêu lãi trước thuế 2021 (31/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật