Chủ Nhật, 09/01/2022 18:00

Vietstock Weekly 10-14/01/2022: Công phá ngưỡng Fibonacci Projection 61.8%?

Trong tuần tiếp theo(10-14/01/2022), nếu VN-Index có thể chinh phục thành công ngưỡng Fibonacci Projection 61.8% thì triển vọng sẽ rất tích cực. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch cần duy trì trên mức trung bình 20 ngày để đà tăng được bền vững.

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN 04-07/01/2022

Trong ngày giao dịch đầu tiên của năm 2022 (04/01/2022), VN-Index bật tăng với mẫu hình nến gần giống White Marubozu và khoảng trống tăng giá (gap up/rising window). Đặc biệt, chỉ số đã thiết lập mức cao mới khi đã phá vỡ vùng đỉnh tháng 11/2021 (tương đương vùng 1,500-1,510 điểm). Điều này cho thấy sự lạc quan của nhà đầu tư về triển vọng của thị trường trong năm Nhâm Dần.

Tuy nhiên, trạng thái điều chỉnh đã xuất hiện ở phiên tiếp theo (05/01/2022) sau khi VN-Index test ngưỡng kháng cự Fibonacci Projection 61.8% (quanh mức 1,530 điểm) trong phiên sáng, qua đó thể hiện lực bán hiện diện tại kháng cự này.

Mặc dù chỉ số đã nhanh chóng tăng điểm trở lại ở phiên kế tiếp (06/01/2022) nhưng hình ảnh cây nến có bóng trên xuất hiện ở ngưỡng Fibonacci Projection 61.8% nói lên đây vẫn là thử thách khá khó để vượt qua.

Kịch bản tương tự một lần nữa lặp lại trong phiên giao dịch cuối tuần (07/01/2022). VN-Index đóng cửa dưới mức tham chiếu sau quãng thời gian test kháng cự trên ngay trong phiên. Đây là lần thứ 3 liên tiếp chỉ số gặp khó tại ngưỡng Fibonacci Projection 61.8% chứng minh bên bán vẫn chiếm được ưu thế khi chỉ số tiến đến vùng này.

Ở khung thời gian tuần (04-07/01/2022), VN-Index tăng điểm với mẫu hình Rising Window và thiết lập mức cao lịch sử mới. Tín hiệu này là cơ sở để các nhà đầu tư tiếp tục lạc quan về triển vọng của thị trường trong năm 2022.

Trong tuần tiếp theo(10-14/01/2022), nếu VN-Index có thể chinh phục thành công ngưỡng Fibonacci Projection 61.8% thì triển vọng sẽ rất tích cực. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch cần duy trì trên mức trung bình 20 ngày để đà tăng được bền vững.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Phân tích Xu hướng và Dao động giá

VN-Index - Thử thách tại mức 1,530 điểm

Trong phiên giao dịch ngày 07/01/2022, VN-Index vẫn đang đi ngang ở ngưỡng Fibonacci Projection 61.8% (quanh mức 1,530 điểm). Đây tiếp tục là thử thách mà chỉ số cần phải vượt qua trong tuần tới. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình 20 ngày chứng tỏ dòng tiền đang được cải thiện.

Chỉ báo MACD vẫn duy trì được đà tăng sau khi cho tín hiệu mua ở những phiên trước đó. Chỉ báo Relative Strength Index đang thiết lập trendline tăng ngắn hạn. Những tín hiệu này cho thấy tình hình vẫn đang khá lạc quan.

Nếu chỉ số có thể vượt hoàn toàn ngưỡng Fibonacci Projection 61.8% thì đà tăng sẽ được củng cố. Khi đó, mục tiêu của nhịp tăng này sẽ có thể là vùng 1,590-1,600 (ngưỡng Fibonacci Projection 100%). Ngược lại, vùng 1,500-1,510 điểm (đỉnh cũ tháng 11/2021) sẽ là hỗ trợ quan trọng nếu trạng thái điều chỉnh xuất hiện trở lại.

Ở khung thời gian tuần, VN-Index thiết lập mức cao mới và đang hướng đến đường Upper Band với mẫu hình nến gần giống White Opening Marubozu và Rising Window. Điều này cho thấy bên mua đang chiếm được ưu thế lớn.

Chỉ báo Relative Strength Index đang tiến lên test lại trendline giảm dài hạn (bắt đầu từ tháng 01/2021). Nếu phá vỡ hoàn toàn kháng cự này thì tín hiệu phân kỳ tam đoạn trước đó sẽ bị phủ định. Khi đó, tình hình sẽ lạc quan hơn.

HNX-Index - Hướng đến vùng 500-510 điểm

Trong phiên giao dịch ngày 07/01/2022, HNX-Index đóng cửa vỡi mẫu hình nến White Marubozu qua đó cho thấy sự áp đảo của bên mua. Dòng tiền đang khá dồi dào khi khối lượng giao dịch tiếp tục tăng cao và duy trì trên mức trung bình 20 ngày.

Chỉ báo MACD và chỉ báo Relative Strength Index vẫn xuất hiện đà tăng tích cực. Nếu trạng thái này vẫn được duy trì thì tình hình sẽ rất lạc quan.

Mục tiêu của HNX-Index sẽ là vùng 500-510 điểm (ngưỡng Fibonacci Projection 61.8%). Đây cũng là mục tiêu theo nguyên lý đối xứng khi chỉ số vượt hoàn toàn vùng đỉnh tháng 11/2021.

Phân tích Dòng tiền

Biến động của dòng tiền thông minh: Chỉ báo Negative Volume Index của VN-Index hiện nằm trên đường EMA 20 ngày. Nếu trạng thái này tiếp tục duy trì trong những phiên tới thì rủi ro sụt giảm bất ngờ (thrust down) sẽ được giảm thiểu.

Biến động của dòng tiền từ khối ngoại: Khối ngoại bán ròng trong phiên giao dịch ngày 07/01/2022. Nếu nhà đầu tư nước ngoài duy trì hành động này trong những phiên tới thì khả năng thị trường lao dốc sẽ tăng lên.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Tuần 04-07/01/2022: Thiết lập đỉnh mới đầu năm (07/01/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Tuần 10-14/01/2022: Black Opening Marubozu xuất hiện (08/01/2022)

>   Thị trường chứng quyền Tuần 10-14/01/2022: Tốt xấu đan xen (09/01/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 07/01: Các cổ phiếu trụ vẫn đang rung lắc (07/01/2022)

>   Vietstock Daily 07/01/2022: Chờ cơ hội bứt phá (06/01/2022)

>   Thị trường chứng quyền 07/01/2022: Chứng quyền VRE tiếp tục bứt phá? (06/01/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 07/01/2022: Bên bán tiếp tục chiếm ưu thế (06/01/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 06/01: Bất ngờ xảy ra sau 14h, nhưng VN-Index vẫn giữ sắc xanh nhờ BĐS (06/01/2022)

>   Vietstock Daily 06/01/2022: VN-Index vẫn sẽ tiếp tục xu hướng tăng? (05/01/2022)

>   Thị trường chứng quyền 06/01/2022: CSTB2105 và CKDH2106 đang được định giá hấp dẫn (05/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật