Thứ Hai, 17/01/2022 16:07

Giải mã nguyên nhân gần 800 cổ phiếu giảm điểm 

Kết thúc phiên giao dịch 17/01/2022, VN-Index sụt 2.89%, tương đương 43.18 điểm về mức 1,452.84 điểm; HNX cũng lùi sâu 21.52 điểm (4.61%), dừng tại 445.34 điểm.

Đà giảm trong phiên 17/01 lan rộng đến tất cả các nhóm ngành. Trong đó nhóm chứng khoán, thiết bị điện, sản xuất nhựa và hóa chất là những ngành giảm mạnh nhất thị trường. VHM, GVR, VPB, VIC là 4 mã kéo lùi chỉ số VN-Index nhiều nhất với gần 10 điểm. Ở chiều ngược lại, gần như chỉ có VCB là trụ đỡ thị trường với 3.6 điểm hỗ trợ.

Rổ cổ phiếu VN30 bị bao trùm bởi sắc đỏ với 29 mã giảm và chỉ 1 mã tăng (VCB). Đa phần các cổ phiếu đều giảm khá sâu, trong đó 5 mã kịch sàn gồm GVR, POW, KDH, VRESSI.

Toàn thị trường phiên hôm nay có tới 183 mã giảm sàn nổi bật là nhóm bất động sản và chứng khoán. Số cổ phiếu giảm lên tới 795 mã, áp đảo so với 207 mã tăng.

Lý do thị trường giảm sâu

Theo nhận định của các chuyên gia, yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến thị trường giảm điểm là mặt bằng giá cổ phiếu ở mức cao sau 1 đợt tăng giá dài và lượng margin thị trường duy trì ở mức cao làm tăng áp lực call margin.

Theo ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích CTCK Yuanta Việt Nam, cho vay margin cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ ở mức cao thời gian vừa qua đang tạo áp lực lên các CTCK. Mấy phiên gần đây, nhiều cổ phiếu giảm sàn liên tiếp khiến công ty chứng khoán không thể bán giải chấp nên quay sang bán cổ phiếu khác để đảm bảo các tỷ lệ an toàn.

Riêng ở nhóm chứng khoán thì áp lực cung cổ phiếu từ các đợt tăng vốn tạo ra rủi ro trong ngắn và trung hạn. Mặt khác, thị trường không quá tích cực đang làm giảm triển vọng tự doanh quý 1/2022 của CTCK.

Ngoài ra, ông Nguyễn Vũ Luân - Trưởng phòng Môi giới Chứng khoán VNDirect (VND) - còn cho rằng sự cố FLC và Tân Hoàng Minh như một thiên nga đen làm thay đổi tâm lý nhà đầu tư thay vì hưng phấn đã chuyển sang hoảng loạn.

Rủi ro giảm giá còn hiện hữu, nhà đầu tư nên làm gì?

Trong ngắn hạn, ông Luân nhận định rủi ro có thể vẫn chưa kết thúc khi lượng margin call sẽ tăng lên vào ngày mai. Thị trường chỉ ổn định lại khi lượng margin call được hấp thu hết và mặt bằng giá cổ phiếu trở về mức hấp dẫn để thúc đẩy sự đầu cơ trở lại. Kinh nghiệm trong các lần điều chỉnh lớn ở các năm trước đây cho thấy nhà đầu tư nên chủ động giảm margin và chỉ mua vào khi giá cổ phiếu thực sự rơi vào vùng hấp dẫn.

Theo ông Minh, khi rủi ro tăng cao thì nên chọn trú ẩn ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đã giảm mạnh như ngân hàng, thép. Các nhóm này có triển vọng hồi phục trong quý 4 và đã chiết khấu giá về vùng định giá phù hợp để trú ẩn. Trong các phiên sắp tới, rủi ro giảm vẫn kéo dài những thị trường vẫn còn hỗ trợ cứng ở vùng 1,440 - 1,450 điểm.

Còn với nhà đầu tư cầm cổ phiếu đầu cơ thì rất khó để thoát hàng lúc này vì không có thanh khoản. Lời khuyên cho những nhà đầu tư này là giảm tỷ lệ margin về 0 và đợi cổ phiếu giảm về điểm cân bằng. Khi cổ phiếu đầu cơ có thanh khoản trở lại thì bình quân giá và đợi nhịp tăng để chốt lời. Mục tiêu là giảm thiểu số lỗ.

Chí Kiên - Xuân Nghĩa

FILI

Các tin tức khác

>   Có nên mua TNG, GMH, CKG? (17/01/2022)

>   Góc nhìn tuần 17-21/01: Đi ngang, tích lũy? (16/01/2022)

>   EVS: Ngân hàng, BĐS khu công nghiệp và bán lẻ là những nhóm tiêu điểm năm 2022 (15/01/2022)

>   Phó TGĐ Nguyễn Hoàng Nam (PwC Việt Nam): ESG cần được đặt ở vị trí hàng đầu (04/02/2022)

>   Năm 2022, nhà đầu tư phải cật lực “đãi cát tìm vàng” (18/01/2022)

>   Chuyên gia Phú Hưng: Có thể chứng kiến thị trường chứng khoán điều chỉnh 10% trong năm 2022 (15/01/2022)

>   Yuanta: VN-Index có thể đạt 1,950 điểm, giống Đài Loan trước năm 1990 (14/01/2022)

>   Góc nhìn 14/01: Hồi phục? (13/01/2022)

>   Góc nhìn 13/01: Nhịp hồi là cơ hội tốt để cơ cấu lại danh mục? (12/01/2022)

>   Chuyên gia SSI: Thị trường đã kỳ vọng vào các cổ phiếu bất động sản quá nhiều (12/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật