Thứ Ba, 25/01/2022 14:25

Càng gần Tết Nguyên đán, kiều hối về Việt Nam tăng mạnh

Tháng giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, lượng kiều hối chảy về Việt Nam tiếp tục tăng mạnh do kiều bào có khoản tích lũy cả năm gửi về quê nhà cho người thân.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, kiều hối năm 2021 ước đạt 12,5 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2020. Trong số đó, khoảng 70% lượng kiều hối được gửi qua các tổ chức tín dụng, 28% gửi qua các công ty kiều hối, 2% gửi qua bưu điện.

Riêng tại TPHCM, theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, ước tính cả năm 2021, thành phố thu hút được khoảng 6,5 - 6,6 tỷ USD kiều hối và từ nay đến Tết Nguyên đán 2022, lượng kiều hối vẫn tiếp tục được chuyển về.

Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD) dự báo, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2021 ở mức 18,1 tỷ USD, đứng thứ 8 thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Để thu hút nguồn kiều hối dịp Tết Nguyên đán năm nay, các ngân hàng Sacombank, ACB, Eximbank... đã đưa ra nhiều chương trình hấp dẫn. Eximbank triển khai chương trình “Kiều hối phát tài - Lì xì như ý” từ ngày 1/12/2021 đến 31/1/2022 với quà tặng là bao lì xì may mắn dành cho khách hàng cá nhân nhận kiều hối qua MoneyGram tại các điểm giao dịch của Eximbank trên toàn quốc.

Trong khi đó, khách hàng sử dụng dịch vụ nhận kiều hối của Công ty Kiều hối Sacombank từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 10/3/2022 sẽ có cơ hội tham gia quay số trúng thưởng may mắn với tổng giá trị giải thưởng lên đến 300 triệu đồng.

Ngân hàng ACB và Công ty MoneyGram International, Inc. vừa hợp tác toàn diện trong lĩnh vực dịch vụ chuyển tiền nhanh. Theo đó, khách hàng sử dụng dịch vụ MoneyGram tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dễ dàng gửi/chuyển tiền cho gia đình, người thân, bạn bè nhận tại Việt Nam thông qua mạng lưới gần 1.000 điểm đại lý chuyển tiền nhanh của ACB.

Dự báo, năm 2022, kiều hối tiếp tục tăng khoảng 2,6%. Tuy nhiên, giới phân tích tài chính cho rằng, khó khăn lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế nói chung và kiều hối nói riêng ở quy mô toàn cầu là việc số ca nhiễm COVID-19 tăng trở lại và các biện pháp hạn chế đi lại được tái lập. Bên cạnh đó, việc chấm dứt các chương trình kích thích tài khóa và hỗ trợ việc làm khi kinh tế phục hồi cũng có thể giảm lượng kiều hối.

Ngọc Mai

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Trích dự phòng gấp 3.5 lần, ACB vẫn báo lợi nhuận năm 2021 tăng 25% (25/01/2022)

>   Vụ cướp ngân hàng ở Hải Phòng: Cầm 1,3 tỷ đồng, người yêu tên cướp vung tiền đi mua sắm (25/01/2022)

>   Khác biệt gì trong chiếc thẻ doanh nghiệp Sacombank Mastercard đầu tiên xuất hiện trên thị trường? (25/01/2022)

>   LienVietPostBank chào bán trái phiếu ra công chúng đợt 2 năm 2021 để tăng vốn trung dài hạn (25/01/2022)

>   Rủi ro tăng trưởng khi tăng vốn điều lệ ngân hàng (25/01/2022)

>   [Infographics] Những lãnh đạo ngân hàng tuổi Dần  (05/02/2022)

>   Cận Tết, ATM vắng khách trong khi app ngân hàng "tắc đường" (24/01/2022)

>   Thu phi tín dụng tăng mạnh, TPBank báo lãi trước thuế năm 2021 tăng 38% (22/01/2022)

>   Ước "hụt hơi" năm 2021, Eximbank vẫn đề ra mục tiêu tăng 127% lãi trước thuế cho năm 2022 (22/01/2022)

>   Thêm một ngân hàng báo lỗ quý 4/2021 (22/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật