Thứ Ba, 07/12/2021 09:25

Nới room và kiểm soát room?

Việc NHNN nới room tín dụng cho 11 NHTM để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế sẽ là những hệ lụy rất lớn đằng sau như lạm phát, nợ xấu gia tăng nếu không trúng và đúng đối tượng. Vì vậy, việc nới room tín dụng làm sao vẫn trong kiểm soát của NHNN nhưng lại đạt được hiệu quả như mong muốn là một bài toán cần có lời giải.

Một số ngân hàng được nới room tín dụng năm 2021

Việc nới room để kích cầu tín dụng nhằm có dư địa đáp ứng nhu cầu tín dụng của người dân và doanh nghiệp (DN) là một điều rất cần thiết, đặc biệt vào thời điểm cuối năm. Song chính sách nới room tín dụng này cần được thực hiện đối với cả DN (kích cung) và người dân (kích cầu).

Trong điều kiện bình thường, các chính phủ thường nhắm vào kích cầu tín dụng đối với người dân để tăng nhu cầu mua sắm trên thị trường, qua đó gián tiếp kích thích cung sản xuất dẫn tới tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đại dịch covid diễn biến trong một thời gian dài, nhiều DN thoi thóp do phải ngưng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, người lao động bị mất việc, không có thu nhập, thì để giúp phục hồi kinh tế các chính phủ phải nhắm vào cả hai mục tiêu là vừa kích cầu và vừa kích cung.

Kích cầu tín dụng đối với DN là làm sao giúp DN tiếp cận được nguồn vốn, đặc biệt vốn có chi phí rẻ để phục hồi sản xuất kinh doanh. Trong đó ưu tiên việc cho vay đối với các DN vừa và nhỏ, vì các DN này thường có sức chống chịu kém hơn nhiều so với các DN lớn.

Còn kích cầu tín dụng đối với người dân để kích thích nhu cầu mua sắm trên thị trường. Tuy nhiên, việc kích cầu tiêu dùng phải làm sao dẫn tới tăng cầu tiêu dùng đối với hàng hóa nội địa, hàng hóa do chính DN Việt Nam sản xuất nhằm hỗ trợ vào việc tiêu thụ các sản phẩm của DN trong nước, tạo đà cho DN trong nước phục hồi.

Thế nhưng thực trạng từ đầu năm đến nay, dòng tiền đổ vào bất động sản và chứng khoán tăng nhanh. Dự kiến trong thời gian cuối năm, dòng tiền sẽ quay trở lại lĩnh vực bất động sản. Đối với lĩnh vực chứng khoán, những cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản cũng như một số công ty ít bị ảnh hưởng trong đại dịch, dự kiến sẽ tiếp tục là địa chỉ được gửi gắm.

Vì vậy, nếu việc nới room tín dụng cho các ngân hàng không được quản lý một cách chặt chẽ, dòng vốn có thể không chảy vào lĩnh vực sản xuất, thương mại để đạt hiệu quả như mong muốn.

Đối với hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh, NHNN cần yêu cầu NHTM chỉ được sử dụng phần tăng trưởng tín dụng gia tăng phục vụ cho các ngành ít rủi ro, trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Các NHTM cần hạn chế cho vay đối với hoạt động kinh doanh ở những ngành có độ rủi ro cao, hoặc ngành mà nhà nước đang không khuyến khích.

Đối với lĩnh vực tiêu dùng, NHNN cần yêu cầu NHTM tập trung cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng thông thường của người dân, hạn chế các khoản cho vay tiêu dùng để mua bất động sản, chứng khoán để đảm bảo nguồn vốn không rơi vào khu vực đầu cơ bất động sản, chứng khoán… NHNN có thể khống chế tỷ lệ dư nợ tại các lĩnh vực mà không khuyến khích.

Bên cạnh đó, NHNN có thể khống chế tỷ lệ nợ dài hạn trong phần tín dụng gia tăng, đảm bảo các hoạt động cho vay nới room chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh có mức độ rủi ro thấp hơn.

Chính sách nới room tín dụng đảm bảo hiệu quả thì phải đánh trúng và đúng đối tượng, đảm bảo theo sát được tình hình thực hiện của các NHTM và tác động của nới room tín dụng tới nền kinh tế.

Vì vậy, NHNN cần yêu cầu các NHTM báo cáo chi tiết về tất cả các biện pháp hỗ trợ được áp dụng cho DN theo tuần/tháng như: doanh số, dư nợ bị ảnh hưởng, hạ lãi suất, ưu đãi lãi suất, miễn giảm lãi, cơ cấu nợ theo từng ngành kinh tế…

Thông qua việc báo cáo của các NHTM, từ đó NHNN có thể giám sát được tình hình cấp tín dụng do nới room nhằm đánh giá thực trạng thực hiện và tuân thủ của từng NH, cũng như theo dõi sát tác động của công tác nới room tới nền kinh tế nhằm có giải pháp kiềm chế lạm phát do tác động của nới room tín dụng.

ThS. NGUYỄN MẠNH HÀ, Trưởng bộ môn Tài chính - Ngân hàng, Trường ĐH Việt Hung

Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính

Các tin tức khác

>   BIDV dự kiến phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu trả cổ tức (06/12/2021)

>   TP.HCM: Kiện ngân hàng đòi tiền vì 'vỡ nợ' với 45 app vay tiền trực tuyến (06/12/2021)

>   PV-Mobile Banking ra mắt tính năng mới xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường (06/12/2021)

>   Cùng HDBank ‘Vui Tết sum vầy - Đong đầy tiền tỷ’ (06/12/2021)

>   Mirae Asset: Có thể tăng lãi suất nếu áp lực lạm phát trở lại trong năm 2022 (06/12/2021)

>   Có thể mở thẻ ngân hàng trực tuyến từ 01/01/2022 (06/12/2021)

>   HDBank mở rộng thêm 03 điểm giao dịch mới tại Hưng Yên và Quảng Nam (04/12/2021)

>   Kiệt sức, cạn tiền, doanh nghiệp hàng không xin vay lãi suất 0% (03/12/2021)

>   Sacombank nhận giải thưởng quốc tế từ International Business Magazine  (03/12/2021)

>   Giá USD giảm nhẹ do nỗi lo về biến thể Omicron (03/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật