Thứ Tư, 15/12/2021 16:12

Liệu Trung Quốc sẽ giống Nhật Bản?

Trung Quốc có thể sớm hứng chịu nhiều thập niên trì trệ kéo dài như Nhật Bản những năm đầu thập niên 1990, ngay sau khi bong bóng chứng khoán và bất động sản bị vỡ, theo IBTimes.

Đã có một thời, Nhật Bản là niềm ghen tị của thế giới. Đó là vào những năm 1980, khi nền kinh tế của họ tăng trưởng nhảy vọt, được thúc đẩy bởi xuất khẩu và chi tiêu vốn mạnh mẽ.

Trong khi đó, bong bóng bất động sản và chứng khoán được thổi bùng lên tạo ra cảm giác hưng phấn cho những người giàu mới của nước này. Chỉ số Nikkei 225 đã tăng từ khoảng 6,500 vào năm 1980 lên xấp xỉ 40,000 vào năm 1989, còn giá trị bất động sản tăng gấp bảy lần cùng kỳ.

Kết quả là, một bất động sản ở Tokyo có kích thước bằng… chiếc khăn tay có giá lên đến vài nghìn USD.

Và như đối với mọi bong bóng, yếu tố giúp bong bóng của Nhật Bản ngày một lớn hơn là nguồn tiền rẻ được cung cấp bởi Ngân hàng trung ương. Sau Hiệp định Plaza năm 1985, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã cắt giảm lãi suất ngắn hạn từ 5.5% (năm 1985) xuống còn 2.5% (năm 1987). Kết quả là giá trị chứng khoán và bất động sản không có con đường nào khác ngoài… tăng lên. Giới đầu tư bắt đầu tin rằng Nhật Bản khi đó là “không thể ngăn cản”, sẵn sàng vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đó là mặt tươi sáng của bong bóng. Nhưng cũng có mặt tối. Giá trị bất động sản tăng cao dẫn đến sự sụt giảm kéo dài trong tỷ lệ kết hôn bắt đầu từ những năm 1970. Do đó, những thế hệ trẻ hơn khó mua nhà, sống tự lập, lập gia đình và nuôi dạy con cái.

Nhật Bản đã không thể bắt kịp Mỹ. Thay vào đó, sự thăng hạng nhanh chóng của họ trong nền kinh tế toàn cầu kết thúc đột ngột khi bong bóng bất động sản và chứng khoán vỡ tung vào năm 1989. Sau đó, nước này rơi vào ba thập niên trì trệ, chìm trong nợ nần, không có hồi kết.

Điều đó sắp xảy ra với Trung Quốc. Sự tương đồng giữa hiệu suất kinh tế của hai nước quá giống nhau nên không thể bỏ qua.

Giống như Nhật Bản, Trung Quốc đã có thời kỳ phát triển rầm rộ, kéo dài trong hai thập niên, từ đầu những năm 1990 đến 2008. Trong giai đoạn này, nền kinh tế Trung Quốc trở thành niềm ghen tị của thế giới, tăng trưởng với cấp số nhân, nhờ xuất khẩu vững chắc và những biện pháp khuyến khích giúp giải phóng sự khéo léo và sáng tạo của người dân.

Sau đó là chi tiêu cho các công trình xây dựng đủ loại, từ tòa nhà dân cư đến cầu, cảng và đường cao tốc. Một phần của việc xây dựng là cần thiết để giúp Trung Quốc hiện đại hóa và bắt kịp các nền kinh tế phát triển.

Tuy nhiên, mặt khác của việc xây dựng là dư thừa, làm lãng phí tài nguyên, chẳng hạn như "những thị trấn ma". Đây là những khu chung cư bị bỏ trống vì được xây dựng nhằm đáp ứng sở thích đầu cơ của tầng lớp “địa chủ” mới hơn là cung cấp nhà cho những công dân bình thường.

Rồi đến việc xây dựng cảng, cầu và đường cao tốc trên toàn thế giới, từ Đông Nam Á đến châu Phi, được tài trợ bởi các ngân hàng quốc doanh. Họ tạo ra các doanh nghiệp cho những công ty xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước phục vụ các tham vọng ở trong và ngoài nước. Tuy vậy, chúng không thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.

Trung Quốc đã thổi bong bóng bất động sản theo mọi hướng, cả trong và ngoài nước. Chúng được tài trợ bởi các ngân hàng quốc doanh, về cơ bản là “cánh tay” của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), đang thực hiện các chính sách tiền rẻ.

Như trường hợp của Nhật Bản, giá trị bất động sản tăng vọt đã đẩy những người trẻ tuổi ra khỏi thị trường nhà ở. Chúng đang gây ra sự sụt giảm tỷ lệ kết hôn, hậu quả sâu rộng đến khả năng cạnh tranh hiệu quả của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á và Mỹ La-tinh.

Bong bóng bất động sản của Trung Quốc đang chuyển từ "cơn gió xuôi chiều" thành "cơn gió ngược" cho nền kinh tế, sớm đặt ra những lựa chọn khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách.

Các nhà hoạch định chính sách cần đạt được sự cân bằng mỏng manh giữa quy định và kích thích vào năm 2022, vì cuộc đàn áp liên tục đối với công nghệ và bất động sản có thể làm giảm tiềm năng tăng trưởng. Sự mất mát hơn nữa của động lực tăng trưởng có thể thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách kiềm chế động lực giảm đòn bẩy và thúc đẩy đầu tư công/cơ sở hạ tầng trong những tháng tới, dẫn đến việc nới lỏng tiền tệ hơn nữa”, Tiến sĩ Guo Yu, trưởng nhóm phân tích khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Sibylline, cho biết.

Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản đã và đang theo đuổi tất cả chính sách trên, phát minh ra cái được gọi là nới lỏng định lượng (QE), một chính sách tiền tệ hiện đại giúp thúc đẩy mọi lãi suất về mức gần bằng zero, đồng thời khiến các ngân hàng “thây ma” chứa đầy nợ xấu. Thế nhưng, họ không thể tự cứu khỏi bong bóng vỡ và ba thập niên mất mát sau đó.

Trung Quốc có thể cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Nhã Thanh (Theo IBTimes)

FILI

Các tin tức khác

>   Thuốc trị Covid-19 của Pfizer ngăn gần 90% rủi ro tử vong và nhập viện (15/12/2021)

>   Omicron giáng thêm đòn vào ngành du lịch toàn cầu (15/12/2021)

>   CEO Morgan Stanley kêu gọi Fed sớm nâng lãi suất (14/12/2021)

>   Cuộc khủng hoảng địa ốc kéo tụt nền kinh tế Trung Quốc (14/12/2021)

>   ADB hạ dự báo tăng trưởng của các nước châu Á đang phát triển (14/12/2021)

>   Đâu là những rủi ro lớn nhất của kinh tế toàn cầu trong năm 2022? (14/12/2021)

>   Việc làm và lạm phát không thể vui lòng cả hai (14/12/2021)

>   Bắc Kinh có thể thay đổi lập trường để cứu nền kinh tế (14/12/2021)

>   Nửa tỷ người rơi vào cảnh nghèo cùng cực vì Covid, giới tỷ phú vẫn kiếm đậm (14/12/2021)

>   Hàn Quốc nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (13/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật