Thứ Tư, 22/12/2021 20:40

Gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải thủy tuyến Việt Nam-Campuchia

Từ ngày 22/12, phương tiện thủy tuyến Việt Nam - Campuchia khi qua cửa khẩu quốc tế Thường Phước (tỉnh Đồng Tháp) không còn phải đổi toàn bộ thuyền viên.

Tuyến vận tải thủy Việt Nam-Campuchia vẫn tăng trưởng hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh. Ảnh minh họa

Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Bộ GTVT), do tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp, ngày 6/4/2021, UBND tỉnh Đồng Tháp có văn bản yêu cầu phương tiện vận tải thủy qua biên giới Việt Nam - Campuchia phải thay đổi toàn bộ thuyền viên tại khu vực cửa khẩu đường thủy nội địa Thường Phước (tỉnh Đồng Tháp). Vì vậy, doanh nghiệp vận tải phải bố trí 2 đội thuyền viên (1 đội ở Việt Nam và 1 đội ở Campuchia) để vận hành 1 phương tiện thủy, làm tăng chi phí và thời gian vận tải.

Để tháo gỡ khó khăn nêu trên, ngày 1/12, Bộ GTVT có văn bản đề nghị tỉnh Đồng Tháp điều chỉnh quy định trên để phù hợp với tình hình thực tế vì từ ngày 15/11, phía Campuchia không yêu cầu cách ly với hành khách nhập cảnh vào nước này.

Vấn đề trên cũng được Tổng cục Vận tải thủy, hàng hải và cảng Campuchia nêu tại hội nghị song phương trực tuyến về tình hình thực hiện Hiệp định Vận tải thủy Việt Nam và Campuchia diễn ra ngày 20/12.

Ngày 21/12, UBND tỉnh Đồng Tháp chính thức có văn bản chỉ đạo Sở GTVT và Sở Y tế địa phương triển khai thực hiện việc không yêu cầu phương tiện vận tải hoạt động trên tuyến vận tải thủy Việt Nam - Campuchia phải đổi toàn bộ thuyền viên khi đi qua cửa khẩu quốc tế Thường Phước.

Sở GTVT và Sở Y tế Đồng Tháp phối hợp triển khai thực hiện quản lý, giám sát y tế đối với thuyền viên Việt Nam hồi hương theo hướng dẫn tại Công văn số 10688 ngày 16/12/2021 của Bộ Y tế.

Theo Hiệp định về vận tải thủy giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia (ký kết ngày 17/12/2009), từ ngày 20/1/2011, một số tuyến sông thuộc hệ thống sông Me Kong trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và Campuchia trở thành khu vực tự do giao thông thủy với phương tiện thủy hai nước, tạo thuận lợi cho vận tải quá cảnh hàng hóa, hành khách đến, đi từ các nước thứ ba qua lãnh thổ mỗi nước.

Từ khi triển khai thực hiện Hiệp định đến nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu trên tuyến lần lượt đạt 609,5 triệu USD và 70,3 triệu USD.

Năm 2021, bất chấp những khó khăn vì dịch bệnh, tính đến hết tháng 11, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 4,350 triệu USD, tăng 5% so với cả năm 2020; nhập khẩu đạt 4,281 triệu USD, tăng gần 400% so với năm 2020.

PT

Báo Chính phủ

Các tin tức khác

>   Thế Giới Di Động linh hoạt mở rộng ngành kinh doanh, mới nhất là bắt tay F88 (22/12/2021)

>   Một tuần nữa mở bay quốc tế mà giờ này chưa có đủ hướng dẫn (22/12/2021)

>   Đơn hàng nhiều, doanh nghiệp dệt may vừa mừng vừa lo (22/12/2021)

>   Đi tìm thông tin chủ đạo năm 2022 (22/12/2021)

>   Còn hơn 4.460 xe hàng ùn ứ tại Lạng Sơn, có tài xế 'nằm chờ' suốt 20 ngày (22/12/2021)

>   Chuyển đổi số trong ngành gỗ thiếu bài bản và tự phát (22/12/2021)

>   Vận tải biển tăng trưởng ấn tượng trong đại dịch (21/12/2021)

>   Bộ Y tế: Vụ nâng khống giá ở Công ty Việt Á rất nghiêm trọng (21/12/2021)

>   Việt Nam vẫn là “công xưởng” nhiều thương hiệu toàn cầu (21/12/2021)

>   Việt Nam nhập khẩu gần 100 tỷ USD từ Trung Quốc trong 11 tháng năm 2021 (21/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật