Thứ Bảy, 06/11/2021 11:03

Thuốc trị Covid-19 của Pfizer giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong gần 90%

Pfizer ngày 5.11 tuyên bố thuốc trị Covid-19 dạng viên do công ty này thử nghiệm giúp giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong gần 90%.

Thuốc kháng virus do Pfizer phát triển có hiệu quả cao trong việc ngăn nguy cơ nhập viện và tử vong. AFP

Pfizer ngày 5.11 công bố kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy thuốc kháng virus SARS-CoV-2 dạng viên của công ty đạt hiệu quả cao trong việc giảm khả năng nhập viện và tử vong, theo AP.

“Chúng tôi đã hy vọng có thể thấy điều gì đó phi thường và rất hiếm khi có một loại thuốc tuyệt vời giúp ngăn nhập viện 90% và ngăn tử vong 100% thế này”, ông Mikael Dolsten, giám đốc khoa học của Pfizer, cho biết.

Cuộc nghiên cứu được thực hiện trên 775 người trưởng thành. Loại thuốc trong nghiên cứu vẫn chưa có tên chính thức và vẫn đang được gọi là PF-07321332.

Theo kết quả, nhóm bệnh nhân được dùng PF-07321332 kèm với liều thấp của thuốc điều trị HIV ritonavir (để PF-07321332 hấp thu chậm hơn và có tác dụng lâu hơn) có tỷ lệ nhập viện và tử vong sau một tháng giảm 89% so với nhóm dùng giả dược.

Chưa đến 1% người được dùng thuốc phải nhập viện và không người nào tử vong. Trong nhóm dùng giả dược, 7% người tham gia phải nhập viện và 7 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả sơ bộ và nghiên cứu vẫn chưa được bình duyệt.

Những người tham gia nghiên cứu không tiêm vắc xin, mắc Covid-19 ở mức độ nhẹ đến trung bình và có nguy cơ nhập viện cao do có các bệnh nền như béo phì, tiểu đường hoặc bệnh tim. Thuốc được dùng trong vòng 3-5 ngày kể từ khi người bệnh biểu hiện triệu chứng và người mắc Covid-19 phải uống thuốc trong 5 ngày.

Hiện thuốc kháng virus của Pfizer và thuốc molnupiravir của Merck là 2 loại thuốc điều trị Covid-19 đường uống tiềm năng. Ngày 4.11, cơ quan quản lý dược phẩm Anh đã cấp phép cho thuốc molnupiravir và khuyến nghị dùng thuốc này điều trị Covid-19.

Thuốc molnupiravir của Merck hoạt động bằng cách can thiệp vào mã di truyền của virus Corona, một phương pháp mới để tiêu diệt SARS-CoV-2. Trong khi đó, PF-07321332 của Pfizer nằm trong một dòng thuốc kháng virus đã được phát triển nhiều thập niên trước được gọi là chất ức chế protease. PF-07321332 sẽ ngăn chặn hoạt động của một enzym mà virus cần để nhân lên.

Trong tháng này, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) sẽ tổ chức một cuộc họp công khai để xem xét việc cấp phép cho molnupiravir. Vào tháng 9, công ty Merck cho biết molnupiravir có thể giảm 50% tỷ lệ nhập viện và tử vong. Pfizer cũng cho biết công ty sẽ nộp đơn xin FDA và các cơ quan quản lý dược quốc tế cấp phép cho PF-07321332 càng sớm càng tốt.

Tuy Merck đi trước trong quy trình cấp phép, thuốc của Pfizer có thể được thông qua thuận lợi hơn. Phụ nữ mang thai không được tham gia thử nghiệm của Merck do nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi trong khi cuộc thử nghiệm của Pfizer không vướng phải vấn đề này.

Đông A

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Kinh tế Mỹ có thêm 531,000 việc làm, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4.6% (06/11/2021)

>   CPTPP sẽ thay đổi Trung Quốc hay ngược lại? (06/11/2021)

>   NHTW Anh bất ngờ không nâng lãi suất (05/11/2021)

>   Du lịch châu Á mở cửa nhưng nguồn thu lớn nhất đang 'mắc kẹt' (05/11/2021)

>   Cước vận tải hàng khô giảm 30% từ đỉnh tháng 10, cước vận tải cointainer giảm 4 tuần liên tiếp (05/11/2021)

>   Giá thực phẩm tại Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 10 (04/11/2021)

>   Chủ tịch Powell: Fed không vội nâng lãi suất (04/11/2021)

>   Khủng hoảng chuỗi cung ứng khiến nền kinh tế toàn cầu mắc kẹt (04/11/2021)

>   Fed sẽ bắt đầu giảm mua trái phiếu trong tháng 11/2021 (04/11/2021)

>   Hiệp định RCEP tiến gần tới mục tiêu có hiệu lực vào đầu năm 2022 (03/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật