Thứ Sáu, 12/11/2021 11:46

Thủ tướng: 'Pháo đài để chống dịch chứ không phải lô cốt để bao vây'

Chia sẻ bài học kinh nghiệm chống dịch vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, một số nơi còn hiểu nhầm coi pháo đài là lô cốt để bao vây là chưa đúng chỉ đạo.

Bước vào phiên chất vấn sáng 12.11, đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) đề nghị: Thủ tướng với vai trò người đứng đầu Chính phủ có thể khái quát rút ra bài học kinh nghiệm gì trong công tác phòng chống, dịch Covid-19 vừa qua để xây dựng và phát triển đất nước thời gian tới?

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 12.11. Gia Hân

Thủ tướng cho biết, bài học đầu tiên và lớn nhất là mọi chính sách và giải pháp đều phải lấy người dân làm trung tâm. Ngược lại, người dân phải tham gia vào tích cực, chủ động vừa là chủ thể trong trung tâm đó. “Khi gặp dịch bùng phát mạnh ở TP.HCM chúng ta lấy xã, phường thị trấn làm pháo đài. Tuy nhiên, có một số nơi hiểu chưa đúng, xem pháo đài như lô cốt, bao vây pháo đài. Thực tế pháo đài là lấy để tổ chức công việc chứ không phải để bao vây”, Thủ tướng lưu ý.

Thứ hai, theo Thủ tướng, mọi việc phải dựa trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Năm ngoái, khi tình hình căng thẳng Chính phủ đề xuất Tổng bí thư ra lời kêu gọi. Năm nay, khi bùng phát mạnh ở TP.HCM và miền Nam, Tổng bí thư cũng ra lời hiệu triệu. Qua đó, huy động được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Thứ ba, phải ứng phó linh hoạt, tất nhiên có chỗ này chỗ kia chưa tốt nhưng các địa phương rất linh hoạt vì việc này chưa có tiền lệ. “Ví dụ, khi năng lực y tế cơ sở yếu thì chúng ta đã điều công an, quân đội vào TP.HCM. Trong thời gian ngắn xây 500 trạm xá. Điều công an và quân đội vào cũng là kinh nghiệm rất tốt”, Thủ tướng nói.

Mọi giải pháp đều phải hỗ trợ cho con người

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (đoàn Thái Nguyên) tiếp tục chất vấn, mong muốn Thủ tướng cho biết sẽ có định hướng, giải pháp căn cơ nào hực hiện thành công mục tiêu thời gian tới?

Thủ tướng cho biết, thứ nhất, những gì là việc thường xuyên thì vẫn phải làm. Thứ hai, chương trình phục hồi kinh tế là đột phá. Chương trình này đang xây dựng trên cơ sở kết luận của T.Ư. Chính phủ đang phối hợp với Quốc hội xây dựng chương trình này. Thứ ba là nâng cao năng lực y tế.

“Quý 3 tăng trưởng âm vì thực hiện giải pháp hành chính để chống dịch. Trong chương trình phục hồi kinh tế này, thì đầu tiên phải nâng cao năng lực y tế, trong đó có dự phòng và cơ sở làm cho tốt”, Thủ tướng chia sẻ và tái khẳng định, mọi giải pháp đều phải hỗ trợ cho con người, đặc biệt là an sinh xã hội. Bởi con người là vốn quý nhất, là trung tâm, chủ thể và động lực, mục tiêu của phát triển.

Anh Vũ

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nghị quyết 128 đã được thực tiễn chứng minh là phù hợp, kịp thời (12/11/2021)

>   Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chương trình phục hồi kinh tế phải mạnh dạn làm (12/11/2021)

>   Các gói kích thích kinh tế phải đúng trọng tâm, hiệu quả, kịp thời (12/11/2021)

>   Cần làm gì để Việt Nam có 1.5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025? (11/11/2021)

>   Cấp tiền cho người dân sẽ dẫn tới rủi ro tăng lạm phát (11/11/2021)

>   Chủ tịch Quốc hội: Tiền có chưa tiêu hết thì tiêu mới cái gì? (11/11/2021)

>   Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Dự báo tăng GDP 6-6.5% năm 2022 dựa theo kịch bản kiểm soát dịch (11/11/2021)

>   Sức lực của nhiều doanh nghiệp bị bào mòn sau nhiều tháng chống chọi với dịch (11/11/2021)

>   Muốn người lao động trở lại, cần mở cửa trường học (11/11/2021)

>   Phó thủ tướng: Việt Nam cần thực hiện 'bình thường mới' như châu Âu (10/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật