Cấp tiền cho người dân sẽ dẫn tới rủi ro tăng lạm phát
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng nếu hỗ trợ tiền mặt, cấp tiền cho người dân thì nguy cơ lớn sẽ rủi ro làm tăng lạm phát.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng
|
Câu hỏi được đại biểu Nguyễn Văn Hiển nêu ra về gói hỗ trợ bằng tiền mặt, làm sao để đủ liều, ông Nguyễn Chí Dũng cho rằng nếu hỗ trợ tiền mặt, cấp tiền cho người dân thì nguy cơ lớn sẽ rủi ro làm tăng lạm phát. Quan điểm là ủng hộ nới bội chi và nợ công trong khoảng ta kiểm soát được, vì nếu không nới bội chi và nợ công sẽ khó tăng trưởng, không đạt được mục tiêu, các kế hoạch và chiến lược đặt ra, như vậy ta sẽ bỏ hết các cơ hội từ Cuộc cách mạng 4.0, thời kỳ dân số vàng.
Những chuyển dịch, cấu trúc mới đang hình thành cũng sẽ lỡ nhịp, nên nghiên cứu nới nợ công và bội chi, để quy mô GDP lớn lên, thì bội chi và nợ công sẽ giảm xuống, như vậy sẽ là vòng luẩn quẩn.
Với vấn đề liên kết vùng mà đại biểu Hà Phước Thắng đặt ra, ông Dũng nhìn nhận chưa làm được nhiều do thiếu quy hoạch vùng, cơ chế, hợp tác phát triển và liên kết vùng. Hiện bộ đang làm như lập quy hoạch, làm sao để hài hòa, thống nhất giữa các địa phương.
"Ta không có chính quyền vùng, không có ngân sách cho vùng, không sử dụng dùng chung nên khó thống nhất góp gạo thảo cơm chung", Bộ trưởng nói.
"Giải ngân chưa hết, sắp tới có gói kích thích thì làm sao giải ngân được?"
Giải trình thêm về quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà trong phần tranh luận của đại biểu Phạm Văn Hòa nêu, ông Dũng cho biết đây là quy hoạch quan trọng, hướng tới phát triển bền vững nên có nhiều ý nghĩa, giải quyết thách thức biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo, quốc phòng an ninh.
"Tôi sẽ báo cáo với Chính phủ, xin hứa từ góc độ chủ quan, cá nhân, nếu hoàn tất các nội dung thì tháng 12 này sẽ phê duyệt trên cơ sở các ý kiến đồng thuận", ông Dũng nói.
Về giải pháp đầu tư các khu kinh tế cửa khẩu của đại biểu Chu Thị Hồng Thái nêu ra, ông Dũng khẳng định đã được tập trung đầu tư trong thời gian qua. Đây là vùng có vai trò quan trọng nhưng cần sớm có thêm nguồn lực đầu tư cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế, xuất nhập khẩu.
Với các gói hỗ trợ khủng hoảng đã được triển khai trước đây khác gì so với gói hỗ trợ hiện nay đang xây dựng do đại biểu Võ Thị Minh Sinh đặt ra, ông Dũng cho rằng trước đây là tập trung sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, kích cầu đầu tư.
Theo đó, gói trước đây đã giúp vượt qua khủng hoảng, là số ít nước có tăng trưởng dương, nhưng cũng mang lại hạn chế, bất cập như chính sách chủ yếu tập trung phía công, nhưng doanh nghiệp lại khó khăn về đầu tư, chính sách hỗ trợ lãi suất lớn, thiếu đồng bộ chính sách tiền tệ, tài khóa khác, nên giảm hiệu quả, trục lợi, vốn không chảy vào sản xuất mà vào lĩnh vực chứng khoán, bất động sản.
Dẫn tới, ảnh hưởng kinh tế vĩ mô, lạm phát tăng cao, đầu tư dàn trải, nợ đọng, lãng phí, nhiều dự án dừng lại nhưng không giải quyết được hậu quả.
Từ thực tiễn, ông Dũng cho rằng cần có chương trình tổng thể. Bởi hiện nay ta giải ngân chưa hết, sắp tới có gói kích cầu đầu tư tiếp thì làm sao giải ngân được. Công tác giải phóng mặt bằng, giải ngân như hiện nay thì làm sao mà giải ngân được. Chính sách hỗ trợ cũng phải trọng tâm trọng điểm, kiểm soát rủi ro, giám sát chặt chẽ trong thực hiện.
Về thời điểm phục hồi, đến nay chưa có quan điểm thống nhất, nhưng theo ông Dũng khi phục hồi là đưa hoạt động đi lại trở lại bình thường, có tăng trưởng. Nếu bắt đầu phục hồi năm 2022 thì quá trình phục hồi là vào cuối năm, kiểm soát tốt các gói đưa ra thì sẽ trở lại trạng thái bình thường.
Với tình trạng doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động mà đại biểu Mai Thị Phương Hoa nêu ra, ông Dũng nhìn nhận doanh nghiệp có khó khăn, việc rút lui khỏi thị trường tăng cao. Do đó, giải pháp là năm 2020 tập trung duy trì sản xuất, giữ chân lao động, hỗ trợ cho doanh nghiệp cầm cự, mở cửa nhanh nền kinh tế gắn phòng chống dịch tốt, các doanh nghiệp khôi phục trở lại…
"Hiện các khu công nghiệp đã khôi phục trở lại 80-90%, doanh nghiệp trước đây thua lỗ 40-60% thì nay quay trở lại thành lập mới", ông Dũng thông tin thêm là với Nghị quyết 105 được doanh nghiệp đánh giá cao, tháo gỡ một phần khó khăn, giúp hỗ trợ vướng mắc để duy trì sản xuất, không chuyển đơn hàng.
Ông thông tin thêm, riêng với tập đoàn Nike, họ có khoảng 200 doanh nghiệp với 500,000 lao động, tình hình căng thẳng đã chuyển 30% đơn hàng ra nước ngoài, không phải chuyển hẳn ra bên ngoài mà trong hệ thống của Nike, đến nay đã quay lại 100%.
"Vừa qua họ gặp Thủ tướng ở COP26, đã đánh giá cao và cảm ơn Chính phủ, tin tưởng đầu tư lâu dài trong thời gian tới", ông nói.
Minh Hồng
FILI
|