Thứ Năm, 11/11/2021 19:55

Cần làm gì để Việt Nam có 1.5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025?

Bộ trưởng cho rằng, để thực hiện được mục tiêu có 1.5 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2025 cần những giải pháp căn cơ.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn của ĐBQH vào chiều ngày 11/11/2021

Luật hóa, tạo điều kiện để hộ kinh doanh "lớn lên" thành doanh nghiệp

Trả lời chất vấn về giải pháp đột phá để đạt được mục tiêu đến năm 2025 có 1.5 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp tại nhiệm kỳ trước, trên thực tế là không đạt được.

Bộ trưởng cho rằng, để thực hiện được mục tiêu có 1.5 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2025 cần những giải pháp căn cơ.

Trước hết cần tổ chức thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào các chính sách đã được quy định trong luật để triển khai các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập mới và có thể hoạt động được. Theo Bộ trưởng, phải tạo được niềm tin để các doanh nhân, doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp, tham gia đầu tư.

Bên cạnh đó, những chương trình đang triển khai như chương trình hỗ trợ chuyển đổi số, hỗ trợ chuyển đổi cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp như Nghị định 57 hoặc đầu tư trong các ngành, lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao… cũng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới.

Theo Bộ trưởng, một trong những điều kiện để thực hiện mục tiêu này là tập trung phát triển hộ kinh doanh. Hiện Việt Nam có 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, với 8 triệu lao động, tuy nhiên hiện vẫn chưa có một môi trường pháp lý phù hợp.

Trong nhiệm kỳ trước, Chính phủ có đề xuất bổ sung vào Luật Doanh nghiệp, tuy nhiên Quốc hội đề nghị tách thành luật riêng. Theo đó, thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Chính phủ, xây dựng một luật riêng cho hộ kinh doanh cá thể, trình cấp có thẩm quyền thông qua để phát huy tiềm năng, lợi thế của các hộ kinh doanh, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh "lớn lên" thành doanh nghiệp.

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Về đề xuất xây dựng luật liên quan đến công nghiêp hỗ trợ, Bộ trưởng khẳng định: Quan điểm của tôi rất ủng hộ.

Bộ trưởng lý giải: Muốn phát triển công nghiệp hỗ trợ, muốn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì phải có nền công nghiệp thực thụ. Và muốn có nền công nghiệp thực thụ phải phát triển công nghiệp phụ trợ, phải có một bộ luật riêng quy định các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Theo Bộ trưởng, “chúng ta chỉ gia công, lắp ráp thôi thì giá trị gia tăng rất thấp. Chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm là phải có luật riêng và phải thúc đẩy khu vực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chính là để thúc đẩy cả khu vực kinh tế trong nước, là để xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ”.

5 nhóm giải pháp thực hiện mục tiêu kép

Trả lời chất vấn của đại biểu về các giải pháp để phục hồi và phát triển kinh tế, thực hiện thành công mục tiêu kép trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ đã xây dựng 5 nhóm giải pháp như sau:

Thứ nhất, tập trung mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch và thực hiện Nghị quyết 128 một cách thắt chặt an toàn, có lộ trình phù hợp với chiến lược phòng, chống dịch và khả năng tiêm vaccine, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế. Tăng tính chủ động cho doanh nghiệp để duy trì hoạt động liên tục.

Thứ hai, tập trung hỗ trợ an sinh xã hội và tạo việc làm, theo đó hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, người lao động, đào tạo, đào tạo lại lao động, kết nối việc làm, phát triển thị trường lao động, chính sách dạy nghề, nhà ở xã hội...

Thứ ba, là hỗ trợ phục hồi cho doanh nghiệp. Vừa qua, doanh nghiệp bị ảnh hưởng tổn thương rất nhiều và khả năng chống chịu đã bị bào mòn rất nhiều, đặc biệt và một số lĩnh vực bị tác động mạnh mẽ.

Về các chính sách chung, Bộ sẽ xem xét để trình Quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền để cho phép kéo dài các chính sách về miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí.

Bên cạnh đó, hỗ trợ cấp bù lãi suất cho các doanh nghiệp vay trong một số lĩnh vực ưu tiên, có một số các chính sách riêng đối với ngành và lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số...

Thứ tư, là phát triển kết cấu hạ tầng, khuyến khích PPP để thực hiện các hạ tầng này; đầu tư công tập trung cho hạ tầng chiến lược và những công trình trọng điểm quốc gia mang tính động lực lớn lan tỏa, kết nối để phát triển bền vững trong thời gian tới, công trình an ninh nguồn nước, an toàn hồ, đập, ứng phó với biến đổi...

Thứ năm, là tiếp tục cải cách thể chế, thủ tục hành chính, môi trường đầu tư và đi kèm với đó phải có chính sách về quản trị rủi ro gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Cấp tiền cho người dân sẽ dẫn tới rủi ro tăng lạm phát (11/11/2021)

>   Chủ tịch Quốc hội: Tiền có chưa tiêu hết thì tiêu mới cái gì? (11/11/2021)

>   Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Dự báo tăng GDP 6-6.5% năm 2022 dựa theo kịch bản kiểm soát dịch (11/11/2021)

>   Sức lực của nhiều doanh nghiệp bị bào mòn sau nhiều tháng chống chọi với dịch (11/11/2021)

>   Muốn người lao động trở lại, cần mở cửa trường học (11/11/2021)

>   Phó thủ tướng: Việt Nam cần thực hiện 'bình thường mới' như châu Âu (10/11/2021)

>   Chủ tịch Quốc hội: Đã làm nghiêm chưa hay 'mất bò mới lo làm chuồng'? (10/11/2021)

>   HSBC: Tăng trưởng GDP quý 4 dự kiến khoảng 3.8% (10/11/2021)

>   Tái cơ cấu kinh tế phải bắt đầu từ tái cơ cấu doanh nghiệp (10/11/2021)

>   Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Tăng trưởng GDP năm nay không đạt là phản ánh đúng thực tế (09/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật