Thứ Ba, 30/11/2021 20:48

Không nên nói 'huy động vốn trong dân'

Khi nói đến chương trình hỗ trợ quy mô lớn để phục hồi nền kinh tế trước tác động của dịch Covid-19, các quan chức ngành tài chính thường hay dùng cụm từ “huy động vốn trong dân” như một tít báo gần đây viết: “Có thể huy động 180.000 tỉ đồng trong dân cho gói phục hồi kinh tế”.

Thiết nghĩ đã đến lúc cân nhắc để tránh dùng cụm từ này vì nó vừa không chính xác, vừa tạo ra ấn tượng sai lệch là Nhà nước muốn lấy tiền của dân để phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, tức đẩy phần thiệt thòi về cho người dân. Phát hành trái phiếu để có tiền chi tiêu là việc chính phủ nước nào cũng làm và làm thường xuyên, nhưng không nước nào nói là “huy động vốn trong dân”. Bởi đây là một hoạt động bình thường của một nền kinh tế thị trường, tuân theo các quy luật cung cầu và đánh đổi giữa lợi ích và rủi ro.

Ngày nay hiếm có chuyện Chính phủ phát hành trái phiếu trực tiếp đến tay người dân theo kiểu có những bàn bán lẻ công khố phiếu cho người mua như một vài lần trong quá khứ. Làm thế chi phí phát hành sẽ tăng cao hơn nhiều lần so với phương pháp bán đấu giá theo lô lớn cho các tổ chức. Người mua trái phiếu vì thế không phải là từng cá nhân người dân nữa mà là ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư, các quỹ bảo hiểm, kể cả các đơn vị khác của Nhà nước như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Một khi còn nguồn tiền “nhàn rỗi” chưa cần sử dụng đến, nguyên tắc quản lý tài chính buộc họ phải đầu tư và trái phiếu chính phủ chính là nguồn đầu tư thanh khoản cao, ít rủi ro nhất.

Họ mua trái phiếu không hẳn vì nghe theo lời kêu gọi nào đó, mà do cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro; khi mục đích của nhà đầu tư là bảo trì nguồn vốn thì trái phiếu chính phủ là lựa chọn hàng đầu. Quy luật cung cầu kết hợp với chính sách điều hành tiền tệ sẽ quyết định mức lãi suất Chính phủ phải trả để bán cho được trái phiếu chứ trong nền kinh tế hiện đại, không ai hy sinh cho ai cả. Nhà nước cũng không cần kêu gọi người dân bởi họ đã sẵn sàng gián tiếp mua trái phiếu khi bỏ tiền vào ngân hàng, đóng phí bảo hiểm hay đóng góp vào các loại quỹ chính thức.

Thị trường thứ cấp, nơi mua đi bán lại trái phiếu, chính là nơi người dân có thể tham gia giao dịch trái phiếu và chính họ là người quyết định lợi suất chứ không hề có khái niệm “huy động vốn từ người dân”. Những nguyên tắc tương tự cũng có thể áp dụng để nói về chuyện “huy động ngoại tệ từ dân” bởi hiện nay vẫn có một lượng lớn ngoại tệ được người dân gửi vào ngân hàng và chịu lãi suất 0%. Ắt thông qua các quỹ đầu tư, họ sẽ sẵn sàng mua trái phiếu bằng ngoại tệ nếu lãi suất cao hơn lãi suất hệ thống ngân hàng đang chào.

Riêng với vàng – nếu chú ý chúng ta sẽ thấy các quan chức tài chính, ngân hàng hoàn toàn không đề cập đến nữa. Lời kêu gọi “huy động vàng trong dân” chỉ được một số cá nhân nêu lên trên các diễn đàn. Không đề cập là bởi không ai dại gì chịu rủi ro về cả giá lẫn chi phí sử dụng để “huy động vàng” một khi Chính phủ đã thành công trong việc giảm hẳn vai trò của vàng trong thanh toán và trong sử dụng vốn.

Vấn đề còn lại là tính toán cho chính xác nhu cầu, bối cảnh lạm phát trong những năm tới, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế… để quyết định số lượng trái phiếu sẽ phải phát hành trong từng năm trong giai đoạn sắp tới. Chuyện “huy động” tức bán trái phiếu ra thị trường sẽ do thị trường lo và hấp thụ hết nếu vẫn còn nhu cầu.

Kinh tế Sài Gòn

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Thâu tóm nhiều công ty 'ma' để bán hơn 1.000 tỉ đồng hóa đơn giả (30/11/2021)

>   Ngân sách nhà nước bội thu hơn 100 ngàn tỷ đồng sau 11 tháng năm 2021 (30/11/2021)

>   Dự toán ngân sách nhà nước 2022: Bội chi ngân sách nhà nước là 372,900 tỷ đồng (29/11/2021)

>   Ngân sách dự kiến “trợ lực” hơn 1.500 tỷ cho các hãng bay (27/11/2021)

>   Tiếp tục giảm 35 loại phí, lệ phí trong nửa đầu năm 2022 (25/11/2021)

>   Bộ Tài chính đề nghị sửa Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (24/11/2021)

>   Thu ngân sách tại TP.HCM tăng đột biến từ tài chính, ngân hàng (23/11/2021)

>   Huy động nguồn lực từ đâu phục hồi kinh tế (22/11/2021)

>   Bít khoảng trống thu hồi tài sản tham nhũng (22/11/2021)

>   Có nên nới trần nợ công, thâm hụt ngân sách để “cứu” nền kinh tế? (18/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật