Thứ Ba, 30/11/2021 14:10

Khảo sát của Standard Chartered: 41% doanh nghiệp toàn cầu có kế hoạch sản suất tại Việt Nam

Có 41% số doanh nghiệp toàn cầu được khảo sát cho là đang sản xuất hoặc có kế hoạch sản suất tại Việt Nam trong 5 đến 10 năm tới, theo báo cáo của Ngân hàng Standard Chartered được công bố ngày 30-11.

Báo cáo được thực hiện dựa trên mô hình kinh tế dự báo xuất khẩu, trong đó bao gồm một cuộc khảo sát với hơn 500 lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp toàn cầu.

Ngoài ra, 31% các doanh nghiệp toàn cầu có kế hoạch tận dụng lợi thế của hành lang thương mại Việt Nam – Ấn Độ.

Với nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế, hội nhập và giao thương, Standard Chartered dự báo xuất khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 535 tỉ đô la Mỹ vào năm 2030.

Nhiều doanh nghiệp toàn cầu đang và sẽ có kế hoạch sản suất tại Việt Nam trong 5-10 năm tới. Trong ảnh là sản xuất của một doanh nghiệp đa quốc gia có nhà máy tại Việt Nam. Ảnh: Hùng Lê

Theo báo cáo của Ngân hàng Standard Chartered mang tên “Tương lai thương mại 2030: các xu hướng và thị trường cần quan tâm”, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu sẽ tăng gần gấp đôi từ mức 17.400 tỉ đô la Mỹ lên 29.700 tỉ đô la trong thập niên tới.

Báo cáo cũng nêu ra 13 thị trường sẽ có đóng góp lớn vào mức tăng trưởng này, các hành lang thương mại chủ chốt và 5 xu hướng định hình tương lai của thương mại toàn cầu.

Trong đó, Việt Nam là một thị trường quan trọng đóng góp vào tăng trưởng thương mại toàn cầu. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng bình quân hơn 7% mỗi năm và đạt hơn 535 tỉ đô la vào năm 2030.

Cũng theo báo cáo này, 41% các doanh nghiệp toàn cầu được khảo sát hiện đang có hoạt đông sản xuất tại Việt Nam hoặc có kế hoạch sản suất tại Việt Nam trong 5 đến 10 năm tới.

Theo báo cáo, Hoa Kỳ và Trung Quốc Đại lục sẽ tiếp tục là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, lần lượt chiếm 26% và 19% tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030. Ấn Độ là thị trường có thể mang đến cho Việt Nam mức tăng trưởng xuất khẩu cao, đạt trung bình 11% mỗi năm từ 2020 đến 2030.

Các lĩnh vực sau sẽ đóng góp lớn vào hoạt động xuất khẩu đến năm 2030:

Lĩnh vực

Tỷ trọng xuất khẩu đến năm 2030

Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm từ 2020-2030

Máy móc và thiết bị điện

40%

6,4%

Dệt may

21%

6,4%

Nông nghiệp và thực phẩm

15%

8,1%

“Với lợi thế về lực lượng lao động dồi dào, vị trí địa lý gần với các chuỗi cung ứng lớn trên toàn cầu và chính sách cởi mở với đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đang nổi lên là một trung tâm sản xuất của thế giới, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Việc tăng cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại tự do như Việt Nam – EU, Việt Nam – Anh Quốc, CPTPP và RECP đang mang đến cho Việt Nam nhiều thuận lợi, giúp thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường chuỗi giá trị ở các lĩnh vực cũng như tạo ra việc làm yêu cầu tay nghề cao”, Bà Michele Wee, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, nhận định.

Nhiều doanh nghiệp toàn cầu đang và sẽ có kế hoạch sản suất tại Việt Nam trong 5-10 năm tới. Trong ảnh là sản xuất của một doanh nghiệp đa quốc gia có nhà máy tại Việt Nam. Ảnh: Hùng Lê

Theo báo cáo, thương mại toàn cầu sẽ được định hình bởi 5 xu hướng chính: việc áp dụng rộng rãi các chuẩn mực về thương mại công bằng và bền vững; sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, các rủi ro được đa dạng hóa hơn; tăng cường số hóa và quá trình tái cân bằng hướng tới các thị trường đang nổi có mức tăng trưởng cao. Khoảng 90% lãnh đạo các doanh nghiệp được khảo sát đồng tình rằng những xu hướng này sẽ định hình thương mại toàn cầu và định hướng cho chiến lược mở rộng xuyên biên giới của họ trong 5 tới 10 năm tới.

Toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong thập niên tới. Mặc dù quá trình tăng trưởng chú trọng vào thị trường nội địa đang được thúc đẩy trong thời gian gần đây, các hành lang thương mại trong tương lai sẽ không chỉ gói gọn trong khu vực mà sẽ vươn ra toàn cầu, như châu Phi – Đông Á, ASEAN – Nam Á, Đông Á – châu Âu, Đông Á – Trung Đông, Đông Á – châu Âu, Nam Á – Hoa Kỳ.

Châu Á, châu Phi và Trung Đông sẽ chứng kiến sự gia tăng trong nguồn vốn đầu tư. 82% những người được khảo sát cho biết họ đang xem xét đặt các địa điểm sản xuất mới tại những khu vực này trong 5 đến 10 năm tới. Điều này hỗ trợ cho xu hướng tái cân bằng ở các thị trường đang nổi và mức độ đa dạng hóa rủi ro chuỗi cung ứng được mở rộng hơn.

Thúc đẩy chuỗi cung ứng bền vững

Báo cáo chỉ ra một xu hướng quan trọng đó là sự gia tăng của tiêu dùng thông minh và việc áp dụng các tiêu chuẩn thương mại bền vững nhằm giải quyết các quan ngại về biến đổi khí hậu. 90% lãnh đạo các doanh nghiệp được khảo sát đồng tình với việc cần phải áp dụng các tiêu chuẩn này trong chuỗi cung ứng, tuy nhiên, chỉ có 34% trong số đó đặt vấn đề này trong nhóm top 3 các ưu tiên cần được triển khai trong 5 tới 10 năm tới.

Với cam kết thúc đẩy hoạt động thương mại toàn cầu bền vững và quá trình chuyển dịch sang mô hình phát thải các-bon bằng 0, Standard Chartered đã triển khai chương trình tài trợ thương mại bền vững nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cung cấp đẩy đủ các giải pháp tài chính bền vững để hỗ trợ các doanh nghiệp hiện thực hóa các mục tiêu về phát thải các-bon bằng 0.

Trong bối cảnh hiện nay, Standard Chartered tiếp tục chú trọng vào hỗ trợ các thị trường và doanh nghiệp gặt hái lợi ích từ quá trình toàn cầu hóa, từ các doanh nghiệp nhỏ tới các công ty đa quốc gia, và thúc đẩy một mô hình thương mại toàn cầu bền vững và có tính bao trùm hơn. Ngân hàng này cho biết sẽ không ngừng phát triển các giải pháp tài chính bền vững để giúp khách hàng doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả các mô hình thương mại công bằng, bền vững trong chuỗi cung ứng.

13 thị trường đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng thương mại

Thị trường

Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030 (USD)

Tăng trưởng trung bình hàng năm

Các thị trường chính

Bangladesh

51 tỷ

7%

Ấn Độ, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Hoa Kỳ

Hồng Kông

939 tỉ

5,7%

Nhật Bản, Trung Quốc Đại lục, Hoa Kỳ

Ấn Độ

563 tỉ

7,6%

Hồng Kông, Singapore, Hoa Kỳ

Indonesia

347 tỉ

8,1%

Ấn Độ, Trung Quốc Đại lục, Hoa Kỳ

Kenya

10 tỉ

7,7%

Pakistan, Uganda, Hoa Kỳ

Trung Quốc Đại lục

5.022 tỉ

7,1%

Đức, Malaysia, Việt Nam

Malaysia

498 tỉ

8,3%

Ấn Độ, Trung Quốc Đại lục, Singapore

Nigeria

112 tỉ

9,7%

Ấn Độ, Trung Quốc Đại lục, Indonesia,

Saudi Arabia

354 tỉ

7,6%

Ấn Độ, Trung Quốc Đại lục, Hàn Quốc

Singapore

687 tỉ

7,4%

Ấn Độ, Trung Quốc Đại lục, Malaysia

Hàn Quốc

971 tỉ

7,1%

Ấn Độ, Trung Quốc Đại lục, Việt Nam

Các tiểu vương quốc Ả Rậpthống nhất

298 tỉ

6,1%

Ấn Độ, Trung Quốc Đại lục, Singapore

Việt Nam

535 tỉ

7%

Ấn Độ, Trung Quốc Đại lục, Hoa Kỳ

(Nguồn: Standard Chartered)

Lê Hoàng

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Tình hình kinh tế xã hội tháng 11: Nghị quyết 128 đã và đang giúp kinh tế phục hồi (29/11/2021)

>   Tổng giám đốc WTO: Những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam là một kỳ tích (29/11/2021)

>   Tư duy 'đóng, mở' (29/11/2021)

>   CPI tháng 11 tăng 0.32% so với tháng trước (29/11/2021)

>   Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022: Phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt 3,900 USD (29/11/2021)

>   Nỗi lo lạm phát (29/11/2021)

>   Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Chống tham nhũng phải không ngừng, không nghỉ' (26/11/2021)

>   Quan hệ Việt Nam và Nhật Bản lên tầm cao mới sau chuyến thăm tốt đẹp của Thủ tướng Phạm Minh Chính (26/11/2021)

>   Quy mô gói hỗ trợ phục hồi kinh tế: Bao nhiêu là đủ? (25/11/2021)

>   Thủ tướng Kishida Fumio: Mong muốn Việt Nam trở thành trung tâm phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch (25/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật