Thứ Tư, 10/11/2021 13:55

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực sẽ có hiệu lực đầu năm 2022

Hiệp định RCEP sẽ tạo thành một thị trường với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và GDP khoảng 26.200 tỷ USD...

Thông tin từ Bộ Công thương, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand ký kết vào ngày 15.11.2020 bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam làm chủ tịch, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2022.

Theo quy định của RCEP, hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm có ít nhất 6 nước ASEAN và 3 nước đối tác hoàn tất việc phê chuẩn/phê duyệt và nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký ASEAN. Tính đến nay, đã có 6 nước ASEAN (trong đó có Việt Nam) và 4 nước đối tác gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand đã nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt Hiệp định RCEP của mình lên Tổng thư ký ASEAN.

Bộ Công thương cho rằng RCEP có hiệu lực sẽ góp phần đa phương hóa các hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Hiệp định RCEP sẽ tạo thành một thị trường với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và GDP khoảng 26.200 tỷ USD (tương đương 30% GDP toàn cầu), sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới xét về quy mô dân số. Dự kiến RCEP giúp tạo lập một thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.

Ng.Nga

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Bộ trưởng Tài chính: Bịt lỗ hổng trong quản lý giá thiết bị y tế, xét nghiệm, không để trục lợi (10/11/2021)

>   Đề nghị chấp nhận một phần kháng cáo của cựu Tổng giám đốc VNS (10/11/2021)

>   Bộ trưởng Y tế: Giá sinh phẩm phụ thuộc nhiều yếu tố và dự báo diễn biến dịch là việc rất khó (10/11/2021)

>   Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan bị bắt (09/11/2021)

>   ​Bộ Công Thương không đồng ý kéo dài ưu đãi giá FIT cho dự án điện gió (09/11/2021)

>   Xuất nhập khẩu sẽ vượt 600 tỉ USD (09/11/2021)

>   Đa phần doanh nghiệp và người lao động đang sử dụng công nghệ 1.0, 2.0 (09/11/2021)

>   Bộ GTVT đề xuất mở lại các đường bay quốc tế thường lệ trong năm 2022 (09/11/2021)

>   RCEP sẽ tạo xung lực mới cho kinh tế Việt Nam phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch (09/11/2021)

>   Xét xử phúc thẩm đại án gang thép Thái Nguyên (09/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật