Thứ Hai, 15/11/2021 10:13

Giá phân bón tại Mỹ tăng hơn 4% lên sát mốc 1,100 USD mỗi tấn

Giá phân bón tiếp tục phá vỡ kỷ lục, qua đó làm gia tăng chi phí đối với nông dân và người tiêu dùng trên khắp thế giới.

Chỉ số giá phân bón ở Bắc Mỹ trên kênh Green Markets tăng hơn 4.4% lên mức 1,094.35 USD/tấn trong ngày 08/11, mức kỷ lục mới. Giá ure tại New Orleans (Mỹ) tăng 8.3% lên 892 USD/tấn vì hãng sản xuất lớn CF Industries Holdings Inc tiếp tục cảnh báo về tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Giá phân bón tăng mạnh khi cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu khiến giá khí thiên nhiên – nguyên liệu chính cho một số loại phân bón – trở nên đắt đỏ trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, các quốc gia sản xuất lớn như Trung Quốc, Nga lại hạn chế xuất khẩu để đảm bảo cung cấp cho thị trường nội địa khiến nguồn cung thế giới trở nên hạn hẹp. 

Mỹ là nước nhập khẩu phân bón lớn, nhập khoảng 20% lượng phân urê và 40% amoni nitrat từ Nga.

Các loại hàng hóa từ ngũ cốc cho tới cà phê đều tăng giá mạnh vì đà leo dốc của giá phân bón. Điều này diễn ra trong bối cảnh nguồn cung phân bón bị thiếu hụt.

Khi giá phân bón và các nguên liệu đầu vào khác leo dốc, Green Markets của Bloomberg dự báo trong năm tới, nông dân Mỹ sẽ phải chuyển hơn 1 triệu ha từ bắp ngô sang đậu nành – vốn dùng ít phân bón hơn.

“Các tín hiệu cảnh báo về nhu cầu đang ngày càng tăng khi nông dân không thể hoặc không sẵn lòng gánh chịu mức tăng 65% của giá phân ammoni kể từ tháng 9/2021”, Alexis Maxwell, Chuyên viên phân tích tại Green Markets, cho biết trong một báo cáo.

Ngày 13/10, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng thông báo danh sách 29 sản phẩm phân bón và các nguyên liệu sản xuất phân bón cần phải được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đã qua kiểm tra trước khi xuất khẩu. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15/10.

Trong 29 sản phẩm này có bao gồm phân urê, DAP, MAP, NPK, NP/NPS, MOP, SOP, Amoni clorua, và amoni nitrat. Trong khi đó, amoni sun phát không có trong danh sách này. Trung Quốc là nước xuất khẩu amoni sun phát chủ chốt, xuất khẩu 8.7 triệu tấn trong năm 2020.

Tuần trước, Nga cũng công bố kế hoạch áp đặt hạn ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Động thái mới của một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới có thể khiến giá phân bón tiếp tục bị đẩy tăng cao thêm nữa trên quy mô toàn thế giới, trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang bị thắt chặt do khan hiếm nguồn cung.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Giá heo hơi ngày 10.11.2021: Nhiều tỉnh thành phía Nam giảm sâu 4.000 đồng/kg (10/11/2021)

>   EU thông báo tần suất kiểm tra thực tế với một số mặt hàng rau quả nhập khẩu vào EU (10/11/2021)

>   Giá lúa mì tăng mạnh (08/11/2021)

>   Xuất khẩu thủy sản tăng 47% sau 2 tháng giảm sâu (08/11/2021)

>   Giá heo hơi ngày 8.11.2021: Giá thịt bán lẻ tăng mạnh một số mặt hàng (08/11/2021)

>   Giá heo hơi ngày 6.11.2021: Ông lớn giảm 1.000-2.000 đồng/kg heo hơi trên 120 kg (06/11/2021)

>   Giá xuất khẩu cao su quý III tăng 32,7% so với cùng kỳ (05/11/2021)

>   Giá thực phẩm toàn cầu tiến sát mức kỷ lục (05/11/2021)

>   Giá tiêu tăng vọt, đẩy xuất khẩu lên gần tỉ USD (04/11/2021)

>   Xuất khẩu gạo ST24, ST25 tăng gấp 9 - 10 lần so cùng kỳ (03/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật