Thứ Sáu, 05/11/2021 10:52

Giá thực phẩm toàn cầu tiến sát mức kỷ lục

Giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt trong tháng 10, nới dài đà leo dốc hướng tới mức kỷ lục và gây thêm áp lực lạm phát lên người tiêu dùng và các chính phủ.

Một chỉ số theo dõi các loại thực phẩm thiết yếu, từ lúa mì cho tới dầu thực vật, của Liên Hiệp Quốc (UN) tăng 3% lên mức đỉnh 10 năm trong tháng 10/2021, qua đó gây áp lực lên các hộ gia đình vốn đang căng thẳng trước tình hình đại dịch. Điều này càng khiến nỗi lo về lạm phát của các ngân hàng trung ương thêm trầm trọng hơn và gia tăng rủi ro xảy ra nạn đói toàn cầu.

Thời tiết bất lợi đã tác động tới mùa thu hoạch trên khắp thế giới trong năm nay. Đồng thời, đà tăng của giá cước vận tải biển và tình trạng thiếu hụt lao động đã làm chao đảo chuỗi cung ứng thực phẩm, từ nông trại cho tới siêu thị. Cuộc khủng hoảng năng lượng cũng khiến các nhà hoạch định chính sách thêm đau đầu, khi gây tác động gián tiếp tới giá phân bón.

“Vấn đề với các nguyên vật liệu đầu vào và phân bón, cũng như tác động của chúng đối với mùa vụ năm 2022 thật đáng ngại”, Abdolreza Abbassian, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp (FAO) thuộc UN, cho hay. “Tại thời điểm này, thị trường đã phản ánh vào phần lớn vấn đề về cung cầu. Tuy nhiên, thị trường vẫn chưa phản ánh triển vọng sản xuất năm 2022”.

Một số khu vực có khả năng tiếp tục đối mặt với các thách thức về an ninh thực phẩm. Hôm 04/11, Liên Hiệp Quốc nâng dự báo về giá trị giao dịch lúa mì toàn cầu lên mức kỷ lục, khi giá trị mua gia tăng ở các quốc gia Trung Đông, từ Iran cho tới Afghanistan. Tình trạng hạn hán tại các nước này đã tác động tiêu cực tới mùa vụ, làm gia tăng sự phụ thuộc vào nguồn ngũ cốc nhập khẩu ngay khi giá đang tăng vọt.

“Tình trạng này diễn ra ngay thời điểm tồi tệ nhất đối với các quốc gia này, vì giá thực phẩm thế giới đang quá cao”, Abbassian nhận định. “Chúng ta không thể gánh chịu thêm một năm tồi tệ nào nữa”.

Đà tăng của giá thực phẩm gợi nhớ lại ký ức về các đợt tăng vọt trong năm 2008 và 2011 – vốn góp phần dẫn tới cuộc khủng hoảng thực phẩm toàn cầu. Mặc dù cần thời gian để giá hàng hóa bắt đầu lan tỏa tới các kệ hàng thực phẩm, nhưng các quan chức ở các khu vực như Bắc Phi và Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp khó khăn trong việc bảo vệ người tiêu dùng trước tác động của đà tăng giá.

Đà tăng giá thực phẩm tháng 10 chủ yếu đến từ giá ngũ cốc và dầu thực vật, FAO cho biết trong một báo cáo.

Dù vậy, một số thực phẩm đã cho thấy dấu hiệu giảm giá, trong đó giá thịt và đường giảm trong tháng trước, ông Abbassian cho biết. Nguồn cung ngũ cốc và các loại hạt có dầu trên toàn cầu đủ để đáp ứng nhu cầu và giá gạo – một trong những thực phẩm thiết yếu nhất trên thế giới – vẫn còn thấp.

* Giá thực phẩm tại Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 10

* Trung Quốc khuyến cáo người dân tích trữ nhu yếu phẩm

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Giá tiêu tăng vọt, đẩy xuất khẩu lên gần tỉ USD (04/11/2021)

>   Xuất khẩu gạo ST24, ST25 tăng gấp 9 - 10 lần so cùng kỳ (03/11/2021)

>   Xuất khẩu nông sản 10 tháng tăng hơn 13% (02/11/2021)

>   Giá heo hơi ngày 2.11.2021: 'Ông lớn" lại tăng giá (02/11/2021)

>   Đường nhập khẩu ồ ạt tràn vào Việt Nam (01/11/2021)

>   Giá heo hơi ngày 29.10.2021: Vọt trên mốc 50.000 đồng/kg (29/10/2021)

>   Giá urê, ammonia thế giới lại tăng cao kỷ lục (28/10/2021)

>   Giá cà phê lên mức cao nhất tính từ mười năm nay (27/10/2021)

>   Giá heo hơi ngày 27.10.2021: Tăng vọt thêm 10.000 đồng/kg tại nhiều địa phương (27/10/2021)

>   Xuất khẩu thủy sản đang dần khôi phục nhờ nới lỏng giãn cách (27/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật