Thứ Hai, 08/11/2021 16:18

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Không để tiền vốn giá rẻ đổ vào các lĩnh vực đầu cơ

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội), nếu ngân sách dành ra 30,000-40,000 tỷ để cấp bù thì Việt Nam sẽ có 1 triệu tỷ đồng tiền vốn lãi suất thấp để giúp doanh nghiệp phục hồi.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội)

Góp ý về tình hình kinh tế và những gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ trong thời gian qua, đại biểu Hoàng Văn Cường đưa ra nhận định qua 4 tháng chống dịch, kinh tế Việt Nam đã “rơi thẳng đứng” từ mức tăng trưởng dương 6.61% ở quý II xuống -6.17% ở quý III. Trong khi đó, hàng chục ngàn doanh nghiệp phải đóng cửa, hàng ngàn người mất việc làm phải rời bỏ về quê hương.

“Điều đó cho thấy sức chống chịu của nền kinh tế rất yếu, tiềm lực của nền kinh tế đang bị suy kiệt”, ông Cường nói.

Để kinh tế Việt Nam không bị lỡ nhịp với đà phục hồi của kinh tế thế giới, ông Cường cho rằng các doanh nghiệp không chỉ cần thêm nguồn lực để phục hồi trở lại mà còn cần vượt lên đặt chân vào khâu sản xuất có giá trị cao trong bối cảnh thế giới đang phân phối lại chuỗi cung ứng.

Muốn vậy các doanh nghiệp và nền kinh tế phải đươc tăng cường thêm nguồn lực đầu tư theo 2 hướng chính.

Ông đề xuất cần có chính sách cấp bù lãi suất để doanh nghiệp được vay vốn với mức lãi suất tương đương tỷ lệ lạm phát, vì hoạt động kinh doanh sau đại dịch còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mức lợi nhuận khó bù đắp được chi phí lãi suất vay cao như thị trường.

Đồng thời, ông Cường cho rằng phải tăng cường trích lập quỹ dự phòng rủi ro trong bối cảnh nợ xấu đang tiềm ẩn, gia tăng.

Theo đại biểu, nếu ngân sách dành ra 30,000-40,000 tỷ để cấp bù thì Việt Nam sẽ có 1 triệu tỷ đồng tiền vốn lãi suất thấp để giúp doanh nghiệp phục hồi. Kèm theo đó, phải có cơ chế kiểm soát để các doanh nghiệp đều được tiếp cận nguồn vốn vay giá rẻ, không để tiền vay ngân hàng chạy vòng quanh trở thành tiền gửi để kiếm lời từ chênh lệch lãi suất, hoặc không để tiền vốn giá rẻ đổ vào các lĩnh vực đầu cơ tài sản như bất động sản, chứng khoán.

Rút kinh nghiệm gói hỗ trợ cũ khi ban hành gói mới

Đại biểu Trần Thị Vân (Bắc Ninh) đồng ý với đề xuất Chính phủ cần sớm ban hành những gói hỗ trợ tiếp theo theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Tuy nhiên, khi nguồn ngân sách là hữu hạn, nếu như gói hỗ trợ này được ban hành, bà cho rằng cần rút kinh nghiệm từ gói hỗ trợ lãi suất 4% kích thích kinh tế sau khủng hoảng năm 2009.

Đại biểu Trần Thị Vân (Bắc Ninh)

Cụ thể, gói chính sách với quy mô lên tới 1 tỷ USD trước kia đã khiến cho hệ thống ngân hàng gặp không ít khó khăn vì nợ xấu. Đến tận nhiều năm sau, khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu mới giải quyết được tình trạng trên.

“Chính phủ cần có bộ phận hoặc tổ công tác giúp Thủ tướng theo dõi, tổng hợp, đánh giá, điều phối và giám sát gói hỗ trợ, đảm bảo các gói hỗ trợ này được thực hiện hiệu quả và đúng mục đích”, bà Vân đề xuất.

Bên cạnh đó, đại biểu tỉnh Bắc Ninh cho biết hộ kinh doanh cá thể đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, lại chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể nào cho hộ kinh doanh cá thể như các doanh nghiệp.

Vì vậy, đại biểu mong muốn Chính phủ ban hành những chính sách kịp thời để hỗ trợ đối tượng này, có thể gộp chung hộ kinh doanh với doanh nghiệp siêu nhỏ, hoặc có chính sách riêng gắn với chính sách vay vốn, tạo việc làm.

Đề nghị tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Đồng Nai, TP.HCM

Đại biểu Đỗ Thị Thu Hằng (Đồng Nai) bày tỏ lo ngại với bức tranh ảm đạm của kinh tế các tỉnh phía Nam trong đó có TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Tăng trưởng GRDP của các địa phương này được dự báo không đạt mục tiêu đặt ra, trong khi người dân mất việc làm, sụt giảm thu nhập, doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề.

Đại biểu Đỗ Thị Thu Hằng (Đồng Nai)

Bà Hằng ví nền kinh tế các tỉnh phía Nam như một cơ thể đã lao lực, cần một nguồn lực kinh tế để bồi bổ, hồi phục.

Vì vậy, nữ đại biểu đề nghị các tỉnh phía Nam cần được hỗ trợ, ưu tiên nguồn lực. Bà đề nghị Chính phủ, Quốc hội tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, bà đề nghị Chính phủ tăng cường đầu tư cơ sở, vật chất, hạ tầng nhất là giao thông cho các tỉnh phía nam để cải thiện năng lực cạnh tranh, tăng sức chống chịu.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   ĐBQH Lê Thanh Vân đề xuất 5 giải pháp trọng tâm hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế (08/11/2021)

>   Đại biểu Quốc hội đề nghị nâng trần nợ công và thêm gói hỗ trợ để phục hồi kinh tế (08/11/2021)

>   Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV: Thảo luận nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế xã hội (08/11/2021)

>   Những con số 'biết nói' trong chuyến công du Anh, Pháp của Thủ tướng (07/11/2021)

>   Bộ trưởng Trần Văn Sơn: Tình hình kinh tế xã hội tháng 10 dần ổn định và khởi sắc (06/11/2021)

>   Dư địa nào cho chính sách phục hồi và phát triển kinh tế? (06/11/2021)

>   Thủ tướng: Chúng ta đã thay đổi tư duy và cách chống dịch theo hướng quản lý rủi ro (06/11/2021)

>   Lạm phát kèm suy thoái là gì? (13/11/2021)

>   Việt Nam là đối tác rất quan trọng của OECD (06/11/2021)

>   Tăng trưởng GDP cả năm 2021 dự báo chỉ đạt 1,9%? (05/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật