Thứ Bảy, 13/11/2021 21:00

Lạm phát kèm suy thoái là gì?

Các thuật ngữ dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư hiểu thêm về một số vấn đề của nền kinh tế.

Câu hỏi 1: Lạm phát kèm suy thoái (stagflation) là gì?

  • Là một điều kiện tăng trưởng kinh tế chậm và tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao, hoặc trì trệ kinh tế kèm theo giá cả tăng.
  • Là tình hình sản lượng suy giảm (suy thoái) trong khi giá cả tăng (lạm phát).
  • Là lạm phát do chi phí đẩy
  • Cả 3 câu trên đều đúng

Lạm phát do chi phí đẩy là lạm phát xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế.

Trong đồ thị tổng cung - tổng cầu, một cú sốc như vậy sẽ làm đường tổng cung dịch chuyển lên trên và sang bên trái. Trong bối cảnh đó, mọi biến số kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế đều biến động theo chiều hướng bất lợi: sản lượng giảm, cả thất nghiệp và lạm phát đều tăng.

Chính vì vậy, loại lạm phát này được gọi là lạm phát do chi phí đẩy hay lạm phát đi kèm suy thoái (stagflation).

Câu hỏi 2: Chi phí nào gây ra lạm phát?

  • Tiền lương
  • Thuế gián thu
  • Giá nguyên vật liệu nhập khẩu
  • Cả 3 câu trên đều đúng

Ba loại chi phí thường gây ra lạm phát là: tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên liệu nhập khẩu.

- Tiền lương

Khi công đoàn thành công trong việc đẩy tiền lương lên cao, các doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng giá và kết quả là lạm phát xuất hiện. Vòng xoáy đi lên của tiền lương và giá cả sẽ tiếp diễn và trở nên nghiêm trọng nếu chính phủ tìm cách tránh suy thoái bằng cách mở rộng tiền tệ.

- Thuế gián thu

Việc chính phủ tăng những loại thuế tác động đồng thời đến tất cả các nhà sản xuất cũng có thể gây ra lạm phát. Ở đây, thuế gián thu (kể cả thuế nhập khẩu, các loại lệ phí bắt buộc) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, vì chúng tác động trực tiếp tới giá cả hàng hoá.

Nếu so sánh với các nước phát triển là những nước có tỉ lệ thuế trực thu cao, chúng ta có thể nhận định rằng ở các nước đang phát triển, nơi mà thuế gián thu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn thu từ thuế, thì thay đổi thuế gián thu dường như có tác động mạnh hơn tới lạm phát.

- Giá nguyên liệu nhập khẩu

Đối với các nền kinh tế nhập khẩu nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu mà nền công nghiệp trong nước chưa sản xuất được, thì sự thay đổi giá của chúng (có thể do giá quốc tế thay đổi hoặc tỉ giá hối đoái biến động) sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình lạm phát trong nước.

Nếu giá của chúng tăng mạnh trên thị trường thế giới hay đồng nội tệ giảm giá mạnh trên thị trường tài chính quốc tế, thì chi phí sản xuất trong nước sẽ tăng mạnh và lạm phát sẽ bùng nổ.

Những yếu tố nêu trên có thể tác động riêng rẽ, nhưng cũng có thể gây ra tác động tổng hợp, làm cho lạm phát có thể tăng tốc.

Câu hỏi 3: Nguyên nhân của lạm phát kèm suy thoái

  • Đối mặt với cú sốc về nguồn cung cấp
  • Chi phí đầu vào tăng
  • Cung tiền tăng quá nhanh
  • Cả 3 câu trên đều đúng

Các nhà kinh tế đưa ra hai giải thích chính về lý do tại sao lạm phát kèm suy thoái xảy ra. Thứ nhất, lạm phát có thể xảy ra khi nền kinh tế đối mặt với cú sốc về nguồn cung cấp, chẳng hạn như sự gia tăng nhanh chóng của giá dầu. Một tình huống bất lợi như vậy có xu hướng gây tăng giá cùng một lúc vì nó làm chậm tăng trưởng kinh tế bằng cách làm cho sản xuất tốn kém hơn và ít lợi nhuận hơn.

Thứ hai, chính phủ có thể gây ra lạm phát kèm suy thoái nếu chính phủ tạo ra các chính sách gây hại cho các ngành công nghiệp trong khi cung tiền tăng quá nhanh. Hai điều này có thể sẽ xảy ra đồng thời bởi vì các chính sách làm chậm tăng trưởng kinh tế thường không gây ra lạm phát, và các chính sách gây ra lạm phát thường không làm chậm tăng trưởng kinh tế.

Cả hai cách giải thích được đưa ra trong các phân tích của lạm phát kèm suy thoái toàn cầu của những năm 1970. Nó bắt đầu với một sự gia tăng lớn về giá dầu, nhưng sau đó tiếp tục vì các ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ kích thích quá mức để chống lại kêt quả của sự suy thoái và cuối cùng gây ra một vòng xoáy giá / tiền lương.

Trạng Chứng

FILI

Các tin tức khác

>   Việt Nam là đối tác rất quan trọng của OECD (06/11/2021)

>   Tăng trưởng GDP cả năm 2021 dự báo chỉ đạt 1,9%? (05/11/2021)

>   Chương trình phục hồi kinh tế cần khung thời gian ít nhất đến năm 2023 (05/11/2021)

>   Tổng thống Pháp muốn 'làm sâu sắc hơn' quan hệ Đối tác chiến lược Việt - Pháp (05/11/2021)

>   Yuanta: Thị trường còn dư địa tăng trưởng do định giá còn hấp dẫn (04/11/2021)

>   Chủ tịch Quốc hội: Thể chế không tốt sẽ kìm hãm sự phát triển (03/11/2021)

>   Ngành nào được hưởng lợi nếu 800,000 tỷ đồng được bơm vào nền kinh tế? (03/11/2021)

>   Đề xuất gói phục hồi kinh tế 800.000 tỉ đồng: Lo ngại năng lực thực thi (02/11/2021)

>   Giải pháp nào giải quyết căn cơ tình hình an sinh xã hội tại TP.HCM ? (01/11/2021)

>   Nhận diện các vấn đề trọng tâm trong cải cách giai đoạn 2021-2025 (01/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật